Sự kiện

Tháp Long Thọ an vị tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn

tháp long thọ an vị tượng phật thích ca mâu ni nhập niết bàn

Tháp Long Thọ đã tiếp nhận và an vị tượng đá Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn. Đây là bức tượng được tạc từ đá trắng nguyên khối nhằm toát lên vẻ trang trọng và cung kính đối với Phật Thích Ca Mâu Ni. Tượng đá Phật nhập Niết bàn không chỉ mang ý nghĩa thờ cúng đơn giản. Bức tượng tạc Đức Phật còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng về phép tu hành và đạo làm người.

Lịch sử ngày Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn

Theo nhiều ghi chép, ngày Rằm tháng Hai năm 544 TCB là ngày mà Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn. Vào mùa an cư cuối cùng tại Vaishali, Phật Tổ đã nói rằng ngài sẽ nhập Niết bàn khi ngài tròn 80 tuổi. Đây là thời điểm mà ngài đã hoàn thành sứ mệnh truyền bá chân lý, đạo đức, phép tu hành, giúp nhiều người giác ngộ, giải thoát chúng sinh khỏi cảnh lầm than.

lịch sử ngày phật thích ca mâu ni nhập niết bàn

Khi ấy, bên bờ song Hiranyavati thuộc địa phận của Kushinagar, Đức Phật đã nằm nghiêng bên phải, hai chân ngoắt chéo áp lên nhau. Từ trong tư thế chánh niệm ấy, dù thân thể đã vô cùng đau yếu ngài vẫn nhắc nhở và chúc  phúc các đệ tử của mình rằng:

“Này! Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của Ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của Ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!”

“Này! Các người đừng dục vọng mà quên lời Ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo Ta là quý báu. Chỉ có Chân lý của đạo Ta là bất di, bất dịch. Hãy Tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của Ta!”.

lời phật thích ca mâu ni dạy trước khi nhập niết bàn

Mặc dù đã trải qua 26 thế kỷ từ ngày Đức Phật nhập Niết bàn nhưng những công đức vô lượng mà ngài để lại vẫn in đậm sâu trong con tim, khối óc của những người con Phật tử. Bởi có lẽ, những lời răn dạy, phật pháp vô biên mà ngài mang đến cho thế giới này quá đỗi lớn lao.

Quả không sai khi nói rằng hòa bình, sự hạnh phúc, an lạc của người dân trên khắp vũ trụ này có sự đóng góp không nhỏ của Phật giáo. Nếu như khi xưa Đức Phật không đích thân mình đi thuyết pháp khắp mọi nơi thì Phật giáo đã không thể được truyền bá một cách mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì thế mà mỗi năm đến ngày Rằm tháng Hai thì Phật tử khắp mọi nơi trên thế giới đều thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày Nhập Diệt của Đức Từ Phụ. Việc cử hành lễ nhằm nhắc lại, tán thán công đức cũng như hạnh nguyện tu hành của Phật.

Ý nghĩa của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn

Tượng đá Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn với tư thế nằm nghiêng bao hàm ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng:

  • Đầu tiên là “sắc thân giả hợp vô thường tạm bợ”:  Sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn là một sự nhắc nhớ cho thế nhân về sự tạm bợ của kiếp người cũng như thân xác tứ đại. Tử – sanh là ải phải đi qua, dù muốn dù không đều theo lẽ ấy mà vận hành. Chính vì vậy người con Phật phải thấu rõ lẽ này, đừng nên rời bỏ chân tâm tự tánh mà níu giữ những thứ giả tạm.
  • Thứ hai là nhắc nhớ về thực hành lời dạy của Đức Phật: Đức Phật trước khi niết bàn đã dạy chúng ta nên “lấy giới làm Thầy”. Là người Phật tử, tưởng nhớ đến Ngài cần phải tâm niệm điều này, giữ gìn chánh pháp Như Lai, làm lành lánh dữ, gạn đục khơi trong thông qua hành trì tam quy, ngũ giới.
  • Thứ ba là kiểm soát thân tâm cố gắng đạt đến bình lặng tuyệt đối: Đức Phật nhập niết bàn tức là thoát khỏi mọi tham ái, sân hận và si mê trong cuộc sống và đạt đến bình lặng tuyệt đối.
ý nghĩa tượng đá phật thích ca mâu ni nhập niết bàn

Tháp Long Thọ kính chúc tất cả chúng ta luôn luôn học theo gương sáng của Đức Phật về lòng từ bi, ung dung tự tại, đem lại nguồn chân an lạc cho muôn loài. Chúc cho những ai đi theo con đường tâm linh luôn tu học đúng chánh Pháp, tinh tấn tu hành để sớm đạt được sở nguyện.