Tin tức

Bài kinh cầu siêu cho người đã mất

kinh cầu siêu cho người đã mất

Tụng kinh cầu siêu là một phần không thể thiếu trong nghi thức cầu siêu cho người đã mất. Đây là một nghi thức tâm linh quan trọng, giúp vong linh thoát khỏi cảnh lang thang và sớm siêu sinh Tịnh độ. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghi thức tụng kinh cầu siêu nhé!

Nghi thức cầu siêu bắt nguồn từ sự tích của Đức Mục Kiều Liên. Ngài vì lòng hiếu thảo mà đã dùng phép thần thông soi khắp đất trời để tìm linh hồn của mẹ mình. Từ đó, ngài biết được mẹ mình đang chịu khổ đày dưới âm ti địa phủ và trở thành ma đói.

Không thể kiềm được niềm đau xót, ngài đã quỳ dưới chân Đức Phật và cầu xin lời khuyên của Phật để cứu giúp mẹ mình. Đức Phật cho lời khuyên ngài nên về tìm cách niệm kinh, giúp mẹ sớm trả hết những nghiệp kiếp đang gánh chịu mới mong được đầu thai chuyển thế.

sự tích về nguồn gốc của lễ cầu siêu

Ba tháng sau, Đức Mục Kiều Liên đã tịnh tiến tu tập ba giới, giải cứu mẹ khỏi bị đày đọa nơi địa ngục. Sự tích của ngài đã được truyền tai nhau khắp nơi và ghi dấu ấn trong lịch sử Phật giáo. Đây cũng chính là căn nguyên để chúng ta tin rằng việc tụng kinh cầu siêu sẽ giúp cho người đã khuất sớm siêu thoát. Sự tích về Đức Mục Kiều Liên cũng là khởi nguồn cho ngày Lễ Vu Lan báo hiếu vào tháng 7 hàng năm.

Vì sao nên đọc kinh cầu siêu cho người đã mất?

Theo lời Phật dạy, thế gian có sáu cõi bao gồm: cõi người, Atula, cõi trời, địa ngục, ngã quỷ và súc sinh. Chúng sinh được sinh ra và lớn lên trong 6 cõi này đều là do duyên nợ hoặc phước đức, nghiệp quả mà mình đã gây ra quyết định. Việc một người rời khỏi thế gian không phải là dấu chấm hết cho vòng luân hồi, đây chỉ là sự trung gian giữa cõi sống này và cõi tiếp theo.

Khi mất đi, phần hồn sẽ rời khỏi phần xác và đi lang thang ở cõi nhân gian, đày đọa nơi địa ngục hoặc đầu thai vào một trong 6 cõi. Chúng sinh thường trải qua 49 ngày thân trung ấm, sau giai đoạn này sẽ chuẩn bị xuống địa phủ để nhận tội và bước vào cõi sống tiếp theo.

vì sao cần đọc kinh cầu siêu cho người đã mất

Một số trường hợp, người mất sau 49 ngày vẫn chưa thế siêu thoát hoặc vì một lý do nào đó mà luôn quanh quẩn, mắc kẹt tại nhân gian. Đối với những linh hồn chết  trong uất hận hoặc oán giận sẽ không đủ tĩnh tâm để có thể nhìn nhận lại nghiệp báo mình đã gây ra và bị ép buộc đày đọa nơi địa phủ. Lúc này, việc cầu siêu cho người đã mất sẽ giúp họ nhanh chóng được siêu thoát, siêu sinh khỏi cõi địa ngục hoặc ngã quỷ, súc sinh.

Những vong linh được nghe kinh cầu siêu thường xuyên và phát tâm hướng thiện, có lòng hướng Phật sẽ được siêu sinh ở ba cõi trên an lành hơn là cõi người, cõi trời và Atula.

Thời điểm đọc kinh cầu siêu tốt nhất

Tụng kinh cầu siêu sẽ được diễn ra mỗi ngày trong 49 ngày đầu của người mất và nên được thực hiện đẩy đủ theo đúng trình tự. Nếu bạn không có kinh nghiệm về nghi thức cầu siêu thì có thể tham khảo các vị Chư Tăng, Ni Cô tại chùa để được hướng dẫn cụ thể.

Sau khi trải qua 49 ngày nếu có đủ thời gian thì quý Phật tử có thể tiếp tục tụng kinh đến 100 ngày, đến giỗ đầu của người mất để sớm giải trừ nghiệp chướng cho người đã khuất. Ngoài ra, vào rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm thì các chùa thường tổ chức lễ cầu siêu cho vong linh người đã mất. Quý Phật tử có thể tham gia vào nghi thức tụng niệm để góp phần siêu sinh Tịnh độ cho các linh hồn lang thang, vất vưởng sớm hóa kiếp luân hồi.

Những đối tượng nên được tụng kinh cầu siêu

Kinh cầu siêu là bài kinh giúp vong linh sớm được thoát kiếp luân hồi hoặc đầu thai vào một cõi sống an lành hơn. Những đối tượng nên được tụng kinh cầu siêu có thể kể đến như:

Cửu huyền thất tổ

Bài sám cầu siêu cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ đã mất là cách để bậc con cháu thể hiện sự biết ơn và trân trọng đến với người thân trong gia đình. Nếu vong linh người thân lúc sinh thời thường xuyên gây ra nghiệp quả nặng như phạm khẩu nghiệp, sát sanh, tâm sanh ác nghiệp,… thì việc tụng kinh cầu siêu thường xuyên sẽ phần nào giúp họ tiêu trừ nghiệp chướng, hạn chế được việc bị đọa đày nơi âm ti.

Thai nhi

Thai nhi dù bị sẩy hoặc cố tình phá bỏ đều sẽ mang trong mình những oán giận nhất định. Bởi lẽ, để có thể đầu thai kiếp người họ đã phải trải qua quá trình tu tập rất lâu mới có thể hóa kiếp. Việc cố ý phá thai giống như bản thân đã phạm tội sát sanh, khiến cho vong nhi nổi giận hoặc u uất mà không chịu siêu thoát.

cầu siêu cho vong linh thai nhi

Nghi lễ cầu siêu cho thai nhi là một phần tất yếu, điều này sẽ giúp xoa dịu những vong linh bé nhỏ đang bị tổn thương thoát khỏi nỗi oán giận với cha mẹ. Từ đó mà chúng có thể trút bỏ hận thù, không còn luyến lưu trần thế mà chịu đi đầu thai vào một gia đình khác.

Vong linh

Vào tháng 7 Âm lịch hàng năm, Chư Tăng và Ni Cô của các chùa sẽ tiến hành tụng kinh cầu siêu mỗi ngày trong tháng để cầu mong cho những oan hồn vất vưởng khắp mọi nơi có thể xóa bỏ nghiệp chướng và sớm đầu thai. Những vong linh từ khắp nơi nếu chịu lắng nghe lời Phật dạy, có tâm tu tập thì sẽ sớm được siêu sinh.

Oan gia trái chủ

Vong linh oan gia trái chủ là vong hồn của người hay súc sinh… trong kiếp này và vô số kiếp qua đã từng cùng chúng ta kết nhiều mối thâm thù. Có khi làm súc sinh bị chúng ta bắt giết ăn thịt, có khi làm người bị chúng ta đánh đập, hành hạ, cướp đoạt, lừa đảo, giết hại… Họ thường sẽ đi tìm những kẻ đã hại mình và muốn kéo người đó đi theo để đoạt mạng báo thù. Việc cầu siêu cho họ là cách tốt nhất để xóa tan ân oán và chấm dứt mối nghiệt duyên giữa hai bên.

Con vật

Sám cầu siêu cho con vật thường được tụng niệm để cầu siêu cho những con vật bị giết hại vì những mục đích khác nhau. Cõi súc sinh là 1 trong 6 cõi mà Phật có nhắc đến, những vong hồn nào có nghiệp báo nặng sẽ bị đày vào cõi này và chịu đủ mọi loại khổ ải. Những con vật may mắn như chó, mèo hay các vật nuôi khác sẽ được ưu ái và đối xử tốt hơn. Đối với những con vật khác như gà, vịt, bò,… thường sẽ được nuôi để lấy thịt và chịu đủ đau đớn về thể xác.

tụng kinh cầu siêu cho con vật

Sám cầu siêu cho con vật sẽ như một sự xoa dịu linh hồn đầy oán giận của chúng và giúp chúng phần nào mở rộng tấm lòng, đón nhận những điều tốt đẹp hơn ở kiếp sống tiếp theo.

Nghi thức tụng kinh cầu siêu

Nghi thức tụng kinh cầu siêu là một phần tất yếu trong nghi lễ cầu siêu người đã khuất. Trước khi bắt đầu tụng kinh thì quý Phật tử cần chuẩn bị những vật phẩm cần thiết có trong nghi lễ cầu siêu như bát nhang, trái cây, hoa cúng,.. Sau đó mới tiến hành tụng kinh cầu siêu để Tịnh độ cho vong linh người đã khuất.

Lễ cầu siêu có thể diễn ra tại chùa hoặc tại gia tùy theo ý muốn của gia chủ. Nếu như buổi lễ được tổ chức tại gia thì chúng ta cần chuẩn bị một bàn thờ Phật sạch sẽ, chỉn chu với đầy đủ những đồ vật sau:

  • 1 bình hoa tươi cúng Phật
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 chung nước sạch
  • Không sử dụng thức ăn mặn và đồ vàng mã

Trước khi tiến hành nghi lễ bạn phải gột rửa then thể thật sạch sẽ, thay một bộ y phục kín đáo như áo lam – áo Phật tử thường mặc để đi chùa.

Bài kinh cầu siêu sẽ bao gồm nhiều phần với những ý nghĩa khác nhau. Việc tụng kinh cầu siêu cần  được diễn ra theo đúng trình tự với sự thành tâm khẩn nguyện, hướng về vong linh người đã khuất. 

nghi thức tụng kinh cầu siêu

Nghi thức cầu siêu còn có sự khác biệt tùy theo tín ngưỡng tôn giáo. Đối với những Phật tử theo Phật giáo thì có thể áp dụng cách tụng niệm như thầy Thích Trí Thoát để cầu siêu. Ngoài ra, quý Phật tử hoàn toàn có thể tụng thêm những bài kinh khác như Kinh Địa Tạng, Kinh A Di Đà để có thể hiểu thấu thêm nhiều lời răn dạy của Phật.

Tháp Long Thọ mong là bài viết trên đã phần nào giúp cho bạn hiểu thêm được thông tin hay và hữu ích. Lễ cầu siêu cho người mất là một nghi thức tâm tinh không thể thiếu trong đám tang của Phật giáo. Việc tụng kinh cầu siêu trong 49 ngày đầu sẽ giúp vong linh nhận ra được lỗi lầm của mình, thành tâm hối lỗi và  sớm được siêu thoát.