Tin tức

10 loại khẩu nghiệp nên tránh và cách tu dưỡng

10 loại khẩu nghiệp và cách tu dưỡng khẩu đức

Khẩu nghiệp là một trong những tội nghiệp nặng nhất theo Phật giáo. Thân là những người Phật tử, chúng ta cần tránh phạm phải tội lỗi này. Trong bài viết sau đây, Tháp Long Thọ sẽ giới thiệu cho bạn 10 loại khẩu nghiệp nên tránh. Cũng như cách hóa giải, tiêu trừ khẩu nghiệp để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp hay còn gọi là ngữ nghiệp, đây là một trong những nghiệp rất nặng của Phật giáo. Theo như Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã từng nói:  “Khẩu nghiệp là nghiệp do miệng của mình sinh ra. Do lời nói của mình sinh ra mà tạo thành nghiệp. Khẩu nghiệp cũng rất nặng. Có khi một lời nói, người ta gọi là “lời nói là đọi máu”, có thể làm mất hết tất cả sự nghiệp của một người, có khi hủy hoại cuộc đời của người luôn. Và cũng có lời nói thì làm cho người ta nở mày nở mặt, người ta được thành tựu, công thành danh toại. Nên chúng ta thấy, lời nói quan trọng lắm! Đức Phật cũng từ lời nói, mà làm Phật Pháp được lan tỏa; còn chúng ta thì dùng cái miệng này để tạo ác nghiệp”.

khẩu nghiệp là gì

Trong cuộc sống, không ít lần ta dùng lời nói để công kích và giày xéo người khác. Dù cho điều này là vô ý hay cố ý cũng đã khiến bản thân bị tích nghiệp nặng. Dù cho bạn có làm thiện tích đức thì một khi đã dính vào khẩu nghiệp cũng khó có thể ghi nhận công đức. Mặc dù đây là một nghiệp báo nặng nhưng ít người nhận ra được là mình đang vô tình gây nghiệp. Chính vì thế, tu khẩu là việc mà ai cũng nên làm để tích đức cho bản thân, gia đình và con cháu sau này.

10 loại khẩu nghiệp nên tránh

Khẩu nghiệp có tổng cộng 10 loại, trong số đó, ác ngôn là loại có tội nặng nhất. Cho dù vậy, bạn cũng nên tìm hiểu sâu hơn về các loại khẩu nghiệp để tránh vô tình tích nghiệp cho bản thân mình.

1. Đa ngôn

Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, nói quá nhiều ắt sẽ gặp phải sai sót. Nói quá nhiều không phải là tốt, ta chỉ nên nói đúng nơi, đúng chỗ và đúng lúc. Đây chính là cách nói chuyện của những người khôn ngoan.

2. Khinh ngôn

“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là một câu nói từ xa xưa mà ông bà ta hay dạy. Lời được nói ra nên được suy nghĩ kỹ, tuyệt đối không được nói những lời khinh suất, thiếu thận trọng với người đối diện. Cho dù là trong công việc, học tập hay giao tiếp xã hội. Ta không nên hứa hẹn, khinh thường hay bất cẩn vì lời đã nói ra thì khó mà rút lại được.

3. Cuồng ngôn

Cuồng ngôn là những lời nói xằng nói bật, điều này thể hiện người nói không có nhận thức phân biệt hoàn cảnh. Khi nói chuyện, cuồng ngôn là điều tối kỵ, gây ra sự khó chịu cho đối phương. Một số lời cuồng ngôn còn khiến tâm sinh hận, dễ rước họa vào người.

10 loại khẩu nghiệp nên tránh

4. Trực ngôn

Trực ngôn là những lời nói ngay thẳng, không dối trá. Nhìn về mặt tích cực, đây là một điều tốt. Tuy nhiên, thẳng thắn lại khác với sự thiếu tôn trọng và khinh thường đối phương. Các cụ hay bảo “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thẳng thắn là tốt nhưng ta cần xem xét cả ngữ cảnh, cách dùng ngôn từ sao cho phù hợp nhất.

5. Tận ngôn

“Chó càn cắn giậu”, dù là trong cách cư xử hay lời nói ta cũng cần chừa một đường lui cho đối phương. Đây cũng là cách để chúng ta tự chừa một đường lui cho bản thân mình. Thay vì xoáy sâu vào những vấn đề mà đối phương muốn né tránh. Ta có thể lựa chọn một chủ đề khác để cuộc trò chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn. Tránh việc dồn người khác vào chân tường, khiến đối phương khó xử và tích tụ nghiệp chướng. Việc dành một đường lui cho người khác cũng giống như một hành động bao dung, tích phước cho bản thân.

6. Lậu ngôn

Bí mật là những điều không phải ai, không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể chia sẻ được. Lậu ngôn là ý chỉ những người đem bí mật của người khác truyền ra ngoài. Điều này không chỉ thể hiện sự suy đồi đạo đức mà còn khiến người khác không thể tin tưởng bạn được. Nếu người trong cuộc không muốn nói, ta tốt nhất cũng không nên bàn tán hay tiết lộ thông tin. Đặc biệt là đối với những chuyện chưa được xác thực càng không nên bàn tán ra ngoài.

7. Ác ngôn

Ác ngôn là những lời nói vô lễ, ác ý mang tính công kích và có khả năng làm tổn thương người khác. Vết thương thể xác có thể lành lại nhưng những lời nói ác ý sẽ mãi mãi tồn tại trong tâm trí. Lời ác một khi đã thốt ra thì không thể xóa bỏ được cũng như không dễ dàng tha thứ. Chính vì vậy, đây là tội nghiệp nặng nhất trong các loại khẩu nghiệp.

ác ngôn là loại khẩu nghiệp nặng nhất

8. Căng ngôn

Chữ căng được định nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người sử dụng căng ngôn trong giao tiếp thường là những kẻ vô tri. Dù cho bản thân bạn có tài năng ra sao thì lời nói kiêu căng cũng sẽ khiến bạn bị người khác ghét bỏ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến những mối quan hệ bạn bè mà còn khiến bạn bị đào thải ra khỏi một tập thể.

9. Sàm ngôn

Sàm ngôn là những lời nói xằng, nói xấu sau lưng người khác. Hầu hết những người sàm ngôn đều sẽ bị cho là những kẻ tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi. Chuyện mình chưa lo mà đã đi lo hộ cho cái xấu của người khác. Một người tu tâm khẩu đức tuyệt đối sẽ không đi nói xấu người khác. Đặc biệt là những lời nói xạo, nói dối nhằm mục đích khiến người khác bị vui dập. Những lời nói sàm ngôn sẽ làm chôn vùi đi những điều tốt đẹp được xây dựng trước đó. Hậu quả nghiêm trọng nhất của sàm ngôn chính là khiến đổ vỡ những mối quan hệ, thiên hạ lâm vào hỗn loạn.

10. Nộ ngôn

Nộ ngôn là chỉ những lời nói được thốt ra khi con người ta nóng giận, mất hết lý trí. Những lời nói ra khi nóng giận thường không được trau chuốt, rất dễ khiến đối phương khó chịu. Ngoài ra những câu nói ấy cũng khiến bản thân người nói không mấy dễ chịu. Đây giống như một lưỡi dao sắt bén không ngừng cứa vào tim của cả hai. Chính vì vậy, khi tức giận, bạn nên đợi đến khi bình tĩnh lại rồi hãy phát ngôn. Tránh để bản thân nói ra những lời không nên để rồi tự mình tích nghiệp.

Nhân quả báo ứng từ khẩu nghiệp gây nên

Một trong những câu chuyện báo ứng về khẩu nghiệp được nhiều người biết đến nhất là cây chuyện về chú Sa-di. Chú Sa-di chê vị Tỳ-kheo tụng kinh giọng như chó sủa. Vị Tỳ-kheo này đã từng chứng Thánh quả nên đã khuyên chú Sa-di sám hối để không bị đọa địa ngục.

Mặc dù vị chú Sa-di này đã sám hối và thoát cảnh địa cảnh nhưng vẫn phải gánh quả báo chịu 500 kiếp làm chó. Từ câu chuyện này ta có thể thấy đôi khi một lời nói trêu đùa vô ý cũng đã tạo ra một nghiệp quả nặng. Dù ta không sinh tâm ác, không hại ai nhưng khẩu nghiệp cũng khiến ta phải chịu nghiệp báo nặng nề.

nhân quả báo ứng từ khẩu nghiệp

Nhiều người vẫn hay chủ quan về quả báo của khẩu nghiệp. Những thứ ta không thấy thường là những điều ta không tin. Chính vì vậy mà nhiều người tin rằng khẩu nghiệp không có nhân quả báo ứng. Chỉ cần siêng làm việc thiện, tâm sinh ý tốt là sẽ không gặp quả báo.

Trên thực tế khẩu nghiệp là nghiệp nặng mà Phật giáo rất coi trọng và không nên phạm phải. Chỉ có báo ứng đến nhanh hay chậm chứ không phải không bao giờ đến. Khi còn sống ta không trả nghiệp không có nghĩa lúc chết đi cũng sẽ được an yên. Nhiều kinh thư nhà Phật đã ghi chép về những trường hợp vì mang nặng khẩu nghiệp mà phải bị sa vào địa ngục. Những hậu quả, báo ứng nặng nề nhất thường gặp chính là:

  • Người hay oán than, trách cứ sẽ khó có được an nhàn.
  • Người hay măng chửi, giày xéo người khác sẽ “họa vô đơn chí”, không được người khác giúp đỡ, thương mến.
  • Người hay ba phải, nịnh nọt sẽ dễ bị hạ bệ, khó thăng tiến và không được trọng dụng.
  • Người hay đi nói xấu, đặt điều cho người khác thì khó có được tri kỷ. Sau cùng sẽ trở thành người đơn độc, không có bạn bè xung quanh.

Cách hóa giải khẩu nghiệp

Tu dưỡng khẩu phúc là điều mà mọi cá thể chúng ta đều nên làm. Cho dù tâm bạn có hướng Phật hay không thì cũng nên tu tâm, dưỡng khẩu để tránh nhận phải báo ứng. Các cách hóa giải khẩu nghiệp, tu dưỡng khẩu đức mà bạn có thể thực hiện như:

Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn

Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn là thần chú giúp nghiệp miệng được thanh tịnh. Để hóa giải và tu dưỡng khẩu phúc, bạn có thể đọc bài chú này hàng ngày: Tu lị tu lị ma ha tu lị tu tu lị tát bà ha.

Lưu ý trước khi đọc bạn cần đánh răng sạch sẽ, mặc y phục chỉnh tề và giữ tâm thanh tịnh. Nếu chuyên tâm tu khẩu và thường xuyên tụng chú sẽ giúp bạn hóa giải khẩu nghiệp. Giúp cho bản thân thoát kiếp sa đày địa ngục, tích phúc đức cho con cháu đời sau.

Tu tập thân khẩu ý

Thân – Khẩu – Ý là 3 điều tách biệt nhưng lại có mối liên hệ sâu sắc với nhau.

  • Thân: Là chỉ hình thể bên ngoài và tâm tính bên trong cùng hòa hợp. Để có được tâm hướng thiện ta cần phải thường xuyên tu tập và rèn luyện. Tâm tốt sẽ sinh ý tốt, khẩu tốt và ngược lại.
  • Khẩu: Là lời nói, sự truyền đạt từ tâm tới người nghe. Khẩu không chỉ mang nhiệm vụ truyền đạt, giải thích thông tin mà còn là một hình thức thể hiện đạo đức của người nói.
  • Ý: Là suy nghĩ, ý thức bao gồm ba tính là tính thiện, bất thiện và vô ký. Nhiệm vụ của ý vô cùng quan trọng trong việc điều khiển khẩu ngữ và hành động của con người.
cách hóa giải khẩu nghiệp và tu khẩu đức

Chính vì thế chúng ta phải luôn tu tập và nuôi dưỡng tâm hướng thiện. Chỉ như vậy mới có thể phát sinh được khẩu thiện, ý thiện và giúp ta dần dần giải trừ nghiệp báo. Khi tâm càng lúc càng trở nên mạnh hơn như vậy, những hành động của thân, khẩu và ý của chúng ta sẽ trở nên thanh tịnh hơn. Mang lại phúc khí cho đời sau và tránh được báo ứng cho kiếp sống này.

Kinh sám hối

Tụng kinh sám hối khẩu nghiệp là một trong những cách giúp bạn hóa giải nghiệp báo từ miệng. Ngoài việc tụng kinh sám hối mỗi ngày, bạn có thể kết hợp với việc rèn luyện Thân – Khẩu – Ý để hiểu sâu hơn về nghiệp báo. Từ đó cũng giúp bạn tu dưỡng khẩu đức tốt hơn.

Ngoài việc kiên trì tụng kinh sám hối mỗi ngày, bạn có thể nghe những bản kinh ghi âm của những sư thầy để ngày càng thấu hiểu hơn lời Phật dạy về khẩu nghiệp.

Đọc và chiêm nghiệm các bài thơ khẩu nghiệp

Thơ khẩu nghiệp là những áng thơ viết về nhân quả báo ứng của khẩu nghiệp mang lại. Bạn có thể đọc và chiêm nghiệm từng lời thơ để tự mình cảnh tỉnh lại bản thân. Một số bài thơ hay về khẩu nghiệp mà Tháp Long Thọ sưu tầm được như:

“Cái thân làm hại cái đời

Cái miệng nói lắm thành lời hại thân

Bao nhiêu cái họa đường trần

Đều do cái miệng nên cần phải tu.”

______________________

“Trăm năm vật đổi sao dời

Một câu quý giá muôn đời con ghi

Mở lời trước phải xét suy

Rằng ta cất tiếng ích chi chăng là.”

_______________________

“Lời nói đổi trắng thay đen

Thiên đàng, địa ngục bon chen lối vào

Trực ngôn tâm chẳng lao xao

Giữ tâm thiền định biết bao an lành.”

thơ về khẩu nghiệp

Khẩu nghiệp là một tội nghiệp nặng mà mọi người trong chúng ta đều nên tránh phạm phải. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về các loại khẩu nghiệp và cách hóa giải, tu dưỡng khẩu phúc. Tháp Long Thọ chúc bạn luôn an lành và hạnh phúc nhé!