Tin tức

6 cách viết phong bì đám ma phù hợp

cách viết phong bì phúng viếng chia buồn đám ma

Viết phong bì viếng đám ma sao cho phù hợp và trang trọng nhất? Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu cách ghi bao thư cho người thân, bạn bè, thông gia.

Phong bì đám ma có ý nghĩa như thế nào?

Khi một gia đình có tang là một trong những mất mát và đau khổ lớn nhất. Chính vì vậy, ông bà ta thường viết phong bì phúng điếu bao gồm những lời an ủi, động viên tốt đẹp ở ngoài bao thư và một số tiền bên trong. Những lời chia buồn này sẽ giúp cho gia đình phần nào nguôi ngoai nỗi đau. Ngoài ra, tiền phúng điếu chính là một phần chi phí giúp cho việc tổ chức tang lễ được chỉn chu hơn.

Tuy nhiên, đối với những gia đình đăng cáo phó “Miễn phúng điếu” thì bạn không nên gửi bao thư lúc đi viếng người mất. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các loại hoa tang lễ, trái cây, liễn,… và gửi tặng trong đám tang người mất. Bạn cũng có thể dùng số tiền mua lễ vật để đi từ thiện dưới danh nghĩa người đã khuất. Điều này sẽ không khiến người mất và gia đình “mắc nợ” phải trả ở kiếp sau.

Xem thêm: Phúng điếu đám tang là gì? Miễn phúng điếu là như thế nào?

6 cách viết phong bì đám ma thông dụng nhất

Cách ghi bao thư tiền phúng điếu thật ra rất đơn giản. Thông thường mẫu phong bì đám tang sẽ gồm hai mục là tên người gửi và tên người nhận. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bạn hãy điền tên người gửi sao cho phù hợp:

Cách ghi phong bì đám ma thông thường

Thông thường, mẫu ghi phong bì đám tang sẽ gồm 2 mục là người gửi và người nhận.

  • Người gửi: Tên người đi phúng viếng.
  • Người nhận: Kính viếng…..(người đã mất)

Bên cạnh từ “Kính viếng” thì các bạn có thể thay thế bằng một số từ khác như: Thành kính phân ưu, Xin chia buồn, Kính điếu,… Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi thêm một số lời chia buồn thật lịch sự và trang trọng bên cạnh tên người gửi/người nhận để thể hiện tấm lòng của mình. 

Công ty đi phúng viếng

Nếu bạn đại diện cho công ty đi viếng tang gia đình đồng nghiệp thì hãy ghi như sâu:

  • Người gửi: Ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty … (hoặc tên đầy đủ của những người góp tiền)
  • Người nhận: Kính viếng hương hồn cụ…..Hoặc Vô cùng thương tiếc, thành kính phân ưu, kính điếu, chia buồn,….

Con cháu và người thân phúng viếng

Nếu bạn là con cháu, họ hàng của người đã khuất thì hãy ghi phong bì theo  cách sau:

  • Người gửi: Con – Cháu – Anh – Chị – Cô – Chú,….
  • Người nhận: Kính viếng hương hồn,….(ông/bà/chú/bác + tên người đã mất)

Gia đình thông gia phúng viếng

Nếu bạn là sui gia và cần đi đám tang của nhà thông gia thì hãy ghi ngoài bì thư những thông tin như sau:

  • Người gửi: Gia đình thông gia của … (… là tên của gia đình thông gia)
  • Người nhận: Kính viếng/Vô cùng thương tiếc/ Thành kính phân ưu/ Kính điếu + tên người đã khuất.

Ngoài ra, những gia đình thông gia đến viếng thường sẽ chuẩn bị thêm hoa, trái cây và liễn để thể hiện sự quan tâm và chia buồn đến gia đình bên kia. 

Bạn bè phúng điếu

Nếu là bạn bè đến phúng viếng người thân của bạn thì có thể chọn các ghi phong bì sau:

  • Người gửi: Tập thể lớp …Trường……/Các cháu + Tên người góp tiền là bạn của + tên bạn của bạn.
  • Người nhận: Kính viếng hương bồn Bác (ông, bà,….)

Tham dự lễ cúng 49 ngày

Ngoài lúc diễn ra đám ma, một số người còn thường gửi thêm phong bì khi dự lễ 49 ngày của người mất. Lúc này thì bạn có thể áp dụng cách ghi bao thư chấp điếu thông dụng như sau:

  • Người gửi: Tên người phúng điếu
  • Người nhận: Kính lễ (ông/bà/bác/chú,….)

Vậy là Tháp Long Thọ đã giới thiệu đến bạn 6 cách viết phong bì đám ma trang trọng, lịch sự cho từng hoàn cảnh. Tùy theo người đã khuất có quan hệ/vai vế như thế nào mà bạn hãy chọn cách ghi phong bì phúng điếu phù hợp nhé!