Lễ tang là một nghi thức quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự tưởng nhớ và lòng thành kính đối với người đã khuất. Trong nghi thức tang lễ, việc viếng đám và lạy là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về việc viếng đám tang lạy mấy lạy cho đúng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về cách lạy khi đi viếng đám tang theo đúng phong tục truyền thống Việt Nam. Mời bạn theo dõi!
Nghi thức vái và lạy trong đám tang là gì?
Nghi thức vái và lạy là một phần quan trọng trong tang lễ truyền thống của người Việt Nam. Đây là cách để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với người đã khuất, đồng thời cầu nguyện cho linh hồn họ được thanh thản. Một số ý nghĩa sâu sắc khi thực hiện vái lạy trong đám tang cụ thể như:
- Thể hiện lòng thành kính và biết ơn: Lạy là cử chỉ thể hiện sự tôn kính đối với người đã khuất, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với những gì họ đã cống hiến cho gia đình và xã hội.
- Cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất: Việc lạy cũng thể hiện mong muốn của người viếng về một kiếp sau tốt đẹp hơn cho người đã khuất.
Gửi gắm lời tiễn biệt: Lạy là lời tiễn biệt cuối cùng của người viếng đối với người đã khuất, thể hiện sự tiếc thương và mong muốn họ được an nghỉ thanh thản.
Để biết được khi viếng đám tang cần lạy mấy lạy thì chúng ta cần phân biệt được 2 khái niệm “vái” và “lạy” khác nhau như sau:
- “Vái” là chỉ hành động đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chắp lại trước ngực. Đầu cuối xuống, hai tay giữ nguyên vị trí, chắp tay lại trước ngực và lặp lại động tác cúi đầu và nâng đầu 3 lần.
- Còn “lạy” được định nghĩa là hành động quỳ gối xuống, hai chân xếp bằng nhau. Chắp tay trước ngực, cúi đầu xuống và trán chạm sàn, giữ nguyên tư thế trong vài giây. Sau đó lặp lại động tác cúi đầu và nâng đầu theo số lần lạy quy định. Sau khi lạy xong, đứng dậy, chắp tay trước ngực và vái 3 vái.
Lưu ý là khi vái và lạy cần giữa cho cơ thể trang nghiêm, không được nói chuyện cười đùa. Ngoài ra, trang phục mặc khi dự đám tang cũng cần nghiêm chỉnh, kín đáo và lịch sự.
Viếng đám tang nên lạy mấy lạy cho đúng?
Thông thường, lạy sẽ có 3 kiểu là 2 lạy (Lễ Vong), 3 lạy (Lễ Phật) và 4 lạy (Lễ Vọng). Theo quan niệm của ông bà xưa thì 2 lạy cho người sống, 3 lạy cho Phật cho thần còn 4 lạy là cho người đã khuất. Còn đối với vái thì chỉ thực hiện 2 vái dù cho áp dụng cách lạy nào đi chăng nữa. Cụ thể như sau:
- Khi người quá cố chưa được chôn (dù đã liệm trong quan tài và diễn ra lễ nhập quan) nhưng chưa an táng thì chỉ lạy 2 lạy và 2 vái.
- Nếu gia đình theo Phật giáo và có để bàn thờ Phật trước di ảnh của người mất thì cần lạy bàn thờ Phật 3 cái và vái 2 cái. Sau đó đứng trước di ảnh của người quá cố lạy 2 lạy và vái 2 cái.
- Trường hợp đến thắp hương cho người quá cố sau khi an táng thì sẽ lạy 4 lạy và vái 3 cái.
Xem thêm: Liệm là gì? Lễ khâm liệm người chết diễn ra như thế nào?
Ở một số địa phương, cách vái lạy trong đám tang còn có sự phân biệt dựa trên giới tính là nam hay nữ:
- Đàn ông: Giữ tư thế đứng nghiêm, hai tay chắp lại đặt trước ngực, sau đó đưa tay lên qua đầu và quỳ dần xuống. Khi đầu gối chạm đất thì hai bàn tay xoè ra úp xuống mặt đất, cơ thể trong tư thế quỳ, trám gần chạm đất. Cuối cùng, úp hai bàn tay lại và đặt lên đầu gối, chân trái co lên và đứng dậy từ từ.
- Đàn bà: Có thể ngồi xuống đất, hai chân vắt chéo sang bên trái, bàn chân phải ngửa lên và đặt dưới đùi trái. Hai tay chắp trước mặt và đưa cao dần lên trán sau đó cuối xuống. Khi đầu gần chạm đất thì đưa hai bàn tay xoè ra úp xuống đất, lưu ý tay đặt phải cao hơn đầu. Giữ nguyên tư thế trong 1 – 2 giây, sau đó đứng lên từ từ và lùi về sau.
Khi bạn thành tâm vái lạy sẽ thể hiện được lòng thành kính và sự tôn trọng dành cho người đã khuất. Ngoài ra, cách bạn lạy sẽ thể hiện được mối quan hệ giữa bạn và người mất thân thiết ở mức độ nào. Thực hiện hành động vái lạy càng trang trọng, nghiêm túc và lịch sự càng thể được thái độ đau buồn và chia sẻ với gia đình người mất.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về viếng đám tang nên lạy mấy lạy mà Tháp Long Thọ muốn mang đến cho bạn. Nghi thức vái và lạy trong đám tang là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần được gìn giữ và phát huy. Việc thực hiện nghi thức này một cách đúng mực thể hiện sự trân trọng đối với người đã khuất và lòng thành kính của người viếng.