Tuẫn táng là tục lệ tàn khốc của Trung Hoa thời xưa khiến nhiều người nhắc đến vẫn còn khiếp sợ. Sau khi một vị hoàng đế qua đời, những phi tần và nô lệ thân cận sẽ được chôn sống trong lăng mộ của vua. Các vị vua thời đó quan niệm rằng việc này sẽ giúp họ sau khi sang thế giới bên kia vẫn sẽ có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời. Vậy, tục lệ này có nguồn gốc từ đâu và phương thức thực hiện như thế nào? Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu ngay về tục lệ tuẫn táng trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Nguồn gốc của tuẫn táng bắt nguồn từ đâu?
Theo nhiều ghi chép, tục lệ tuẫn táng được xuất hiện từ thời nhà Chu. Sau khi hoàng đế băng hà thì ngoài Hoàng Hậu, Hoàng Thái Hậu (mẹ của thái tử, người kế vị tiếp theo) hoặc phi tần sinh được con trai có thể sẽ không bị tuẫn táng. Còn lại những vị phi tần sinh con gái, không có con hoặc các nô tỳ thân cận đều sẽ bị chôn theo vua.
Trong lịch sử của tuẫn táng thì giai thoại của hoàng đế Tần Thủy Hoàng được nhắc đến nhiều nhất. Số hài cốt được chôn trong lăng mộ của ông cho đến nay vẫn chưa thể thống kê được con số chính xác. Ngoài ra, những thi hài người chết trong mộ có hình thù rất quái dị với cơ thể vặn vẹo khiến nhiều người khiếp sợ. Các nhà khảo cổ cho rằng những hài cốt trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều bị chôn sống. Sự sợ hãi và ngột ngạt khiến họ dãy dụa một thời gian dài cho đến khi chết vì ngạt. Chính vì vậy mà các thi thể được khai quật đều có đôi chân dang rộng, phần đầu nghiêng về một bên trông rất đáng sợ.
Vào triều đại của nhà Hán và nhà Nguyên thì tục lệ tuẫn táng đã được giảm bớt nhưng đến khi vua Chu Nguyên Chương lên ngôi, lập ra nhà Minh thì ông đã khôi phục tục lệ này. Và hủ tục này đã trở thành một thông tục bắt buộc trong tang lễ của hoàng tộc. Tuy nhiên, khi vua Minh Anh Tông và vua Minh Hiến Tông trước khi băng hà thì đã bãi bỏ tục tuẫn táng trong đám tang hoàng tộc.
Sau khi nhà Thanh diệt Minh, nắm quyền kiểm soát thì Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã khơi mào lại tục lệ tàn độc này khi ra lệnh chôn Hoàng Hậu cùng bốn phi tần trong lăng mộ khi ông qua đời. Mãi cho đến thời của vua Khang Hy thì tục lệ này mới biến mất hoàn toàn trong lịch sử Trung Hoa. Khép lại giai thoại về một tục lệ man rợ, tàn ác nhất trong lịch sử.
Cách thực hiện tuẫn táng như thế nào?
Ngoài chôn sống, có rất nhiều cách để ép cung tần tuẫn táng cùng hoàng đế. Treo cổ là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất vào thời nhà Minh. Những phi tần, nô lệ có tên trong danh sách sẽ bị treo cổ đồng loạt và đưa xác vào lăng mộ. Phương pháp uống thuốc độc cũng được áp dụng nhiều để người bị ép tuẫn táng chịu ít giày vò, đau khổ hơn.
Bên cạnh việc ép uống thuốc độc và treo cổ, để cái chết có vẻ “nhân đạo” hơn thì người được lựa chọn có thể bị ban chết trước khi chôn. Họ sẽ được ban rượu độc, dải lụa trắng để tự kế liễu mạng sống của chính mình. Cho dù là hình thức nào đi chăng nữa thì một điều chắc chắn rằng kết cục cuối cùng của họ chỉ có cái chết.
Một trong những cách tuẫn táng tàng nhẫn nhất là chuốc thuốc mê rồi trói tay chân của họ lại và bẻ thành những tư thế nhất định rồi chôn. Nhiều người được cho rằng vẫn còn đang thở khi được chôn vào lăng mộ.
Còn một cách đặc biệt khác là cho người được chọn uống thuốc mê rồi rạch một hình chữ thập trên đỉnh đầu, đổ thủy ngân vào đường rạch một cách từ từ và khâu lại. Trong quá trình này thì những người bị nhiễm độc thủy ngân hầu hết đều chết trước khi được đưa vào lăng mộ. Theo quan niệm dân gian thời xưa, thủy ngân có thể giữ cho cơ thể không bị mục rữa dù có trải qua hàng trăm năm.
Theo một số ghi chép, do tính tàn độc của hành vi “ép người sống theo người chết” mà người ta còn thay thế bằng các hình nhân thế mạng. Hình nhân được tạo ra từ đất sét hoặc giấy có ghi tên tuổi của người được chọn, sau đó đốt hình nhân thành tro hoặc chôn trong quan tài của người mất. Đây là một hình thức tuẫn táng nhân đạo nhất được ghi nhận.
Tại Việt Nam có tuẫn táng hay không?
Mặc dù tục tuẫn táng chưa được chính thức áp dụng trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng có một vài ghi chép dấu vết của tục lệ này. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi nhận việc Nguyên Phi Ỷ Lan bức chết Dương Thái hậu và hơn 70 cung nhân phải chôn theo Thánh Tông Hoàng Đế. Khi Nguyên Phi Ỷ Lan chết cũng có ba người hầu gái bị tuẫn táng theo mình.
Tương tự cũng có ghi chép khi vua Lý Nhân Tông qua đời, vua Lý Thần Tông đã ngự giá đi xem các cung nữ bị thiêu sống để ban chết theo Đại Hành Hoàng Đế. Như vậy, dù hủ tục này không được ban hành chính thức nhưng trong lịch sử Việt Nam cũng có dấu hiệu áp dụng tục lệ này. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phân tích của các nhà sử học chứ chưa thực sự có thông tin chính xác.
Hy vọng thông qua bài viết trên, Tháp Long Thọ đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Từ đó giúp bạn hiểu thêm về tục lệ tuẫn táng đã tồn tại từ rất lâu đời trong lịch sử Trung Hoa. Có thể nói, tuẫn táng là hủ tục man rợ, tàn độc và đáng phải nhận sự bài trừ của xã hội. Đây là nguyên nhân lớn nhất mà tục lệ này đã bị xóa bỏ hoàn toàn trong dòng chảy lịch sử của nhân loại.