Thân trung ấm là chỉ khoảng thời gian linh hồn tách rời khỏi thân xác và trải qua 49 ngày trong trạng thái trung gian. Lúc này, tâm thức sẽ chuẩn bị để tái sinh vào một trong sáu cõi tùy thuộc vào nghiệp quả người này đã tạo ra khi còn sinh thời. Trong bài viết ngày hôm nay, Tháp Long Thọ sẽ giúp bạn giải đáp thân trung ấm là gì và mang ý nghĩa gì. Mời bạn đọc theo dõi!
Thân trung ấm là gì?
Thân trung ấm là một khái niệm được phát sinh sau khi Đức Phật lìa trần. Linh hồn (chỉ tâm thức) sau khi mất sẽ phải chứng kiến toàn bộ những nghiệp, quả mà họ đã gây ra trong suốt cuộc đời. Theo Phật giáo Tây Tạng thì giai đoạn này sẽ kéo dài suốt 49 ngày đầu sau khi linh hồn rời khỏi thể xác. Sau đó, họ sẽ được tái sinh vào 1 trong 6 cõi luân hồi bao gồm cõi tiên, cõi thần, cõi người, súc sinh, ngạ quỷ và cõi địa ngục.
Có nhiều loại thân trung ấm được mô tả trong Phật giáo Tây Tạng như giấc mơ, thiền định và cuộc đời – giai đoạn chuyển giao giữa sinh và tử. Những người chưa chịu giác ngộ sẽ phải chịu sự tác động của nghiệp mà họ gây ra. Dù cho người mất lúc sinh thời là tốt hay xấu đều bắt buộc phải tái sinh vào một trong sáu cõi luân hồi như trên.
Thân trung ấm có nguồn gốc từ đâu?
Người Tây Tạng xưa cho rằng thân trung ấm có bắt nguồn từ Đức Liên Hoa Sanh – vị đạo sư Mật Tông Ấn Độ. Ông là người đã đưa Phật giáo truyền bá rộng rãi ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7. Đức Liên Hoa Sanh được người dân Tây Tạng gọi là “Bậc thượng sư” và ông có một sự ảnh hưởng không hề nhỏ đối với Phật giáo Tây Tạng.
Đức Liên Hoa Sanh đã sáng tác “Bardo Thodol” – đây là một phần của tác phẩm “Chu kỳ của các bổn sư hòa bình và bạo lực”. Văn bản này được viết bởi vợ và học trò của ông, Yeshe Tsogyal. Nó được giấu trong những ngọn đồi Gampo ở miền trung Tây Tạng. Văn bản được Karma Lingpa phát hiện vào thế kỷ 14.
Kể từ đầu thế kỷ 20, nó đã được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Bản dịch tiếng Anh đầu tiên được thực hiện bởi Walter Evans-Wentz (1927), với tiêu đề “The Tibetan Book of the Dead“.
Thân trung ấm mang ý nghĩa gì?
Theo bản luận Câu xá quyển 10 thì thân trung ấm có 5 nghĩa là” ý sinh thân, cầu sinh, ăn hương liệu, trung hữu và sinh khởi. Năm nghĩa này được giải thích như sau:
- Ý sinh thân là tâm ý của vong linh cầu mong được tái sinh lần nữa.
- Cầu sinh là ý muốn tìm nơi mới để tái sinh vào 1 trong 6 cõi luân hồi.
- Ăn hương liệu là tự mình duy trì sự sống bằng các món ăn mà mình yêu thích.
- Trung hữu là vào thời gian quá độ giữa chết và tái sinh.
- Sinh khởi là xuất hiện sau khi thân đời sống trước chết đi.
Thân trung ấm có phúc báo tốt thì sẽ được ăn loại hương liệu tốt. Đối với thân trung ấm có phúc báo xấu sẽ phải ăn thức ăn hôi thối. Cũng tương tự như vậy đối với các nghĩa khác, nếu lúc sinh thời làm nhiều việc ác, khi chết vẫn không chịu giác ngộ sẽ phải đầu thai vào 3 cõi súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục.
3 giai đoạn của thân trung ấm
Trong quá trình 49 ngày trung gian thì vong linh sẽ phải trải qua 3 giai đoạn là Chikai Bardo, Chonyid Bardo và Sidpa Bardo. Mỗi giai đoạn sẽ thể hiện sự chuyển hóa, biến đổi khác nhau cả về tâm thức lẫn hình thái của thể xác và linh hồn.
Giai đoạn 1: Chikai Bardo
Giai đoạn này bao gồm quá trình qua đời và sự giải thể của các nguyên tố tạo nên cơ thể vật lý. Sự giải thể này sẽ được tiến hành theo quá trình như sau:
- Các giác quan yếu dần và cơ thể sẽ dần trở nên mất kiểm soát.
- Máu sẽ không thể lưu thông như trước, môi và mắt sẽ bắt đầu khô dần.
- Cơ thể sẽ dần mất đi sự ấm áp và hơi thở sẽ trở nên ngày một yếu ớt hơn.
Lúc này, tâm thức sẽ nhìn thấy những ký ức, sự việc đã xảy ra trong quá khứ một cách chân thật nhất. Phật giáo Tây Tạng tin rằng đây là thời điểm rất thuận lợi để nhập niết bàn. Nếu tâm thức có thể nhận ra ánh sáng, chân lý của Phật giáo sẽ có khả năng tự mình giải phóng ra khỏi vòng luân hồi.
Ở giai đoạn Chikao Bardo, người quá cố vẫn có thể nghe và cảm nhận được những lời nói, cầu nguyện mà người thân nói. Giúp cho vong linh người đã khuất có thể vượt qua những ảo giác tồn tại trong tâm trí của họ.
Đối với những nhà hành giả Phật giáo đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để giúp họ không phải tái sinh. Bởi đối với họ, không tái sinh tức là không phải chịu đựng những đau khổ vốn có khi ta tồn tại trên cuộc đời này.
Giai đoạn 2: Chonyid Bardo
Ở giai đoạn này, tâm thức sẽ nhìn thấy hiện thân ma quỷ và các vị thần đáng sợ. Lúc này, tâm thức rất dễ rơi vào tình trạng bối rối và sợ hãi. Khiến tâm thức trở nên vô cùng nhạy cảm, tiêu cực và nảy sinh cảm giác tội lỗi, mất kiểm soát.
Đối với một con người bình thường sẽ rất dễ dao động và hoàn toàn không thể làm chủ được nỗi sợ của mình khi đi vào giai đoạn 2 của thân trung ấm. Đối với các vị sư tu hành lâu năm sẽ rất ít khi bị mất phương hướng khi bước vào giai đoạn này. Nhờ vào khả năng thiền định và những phúc đức mà mình đã tích lũy thì họ sẽ không rơi vào trạng thái mông lung như người thường.
Chính vì thế, chúng ta cần thiền định và niệm kinh Phật hàng ngày để tâm luôn tịnh, sớm đạt được giác ngộ và có tinh thần bền vững. Từ đó trở thành thói quen giúp tâm thức định hướng rõ ràng trong thân trung ấm.
Tuy nhiên, vẫn có một số người cho rằng, những điều xảy ra trong giai đoạn 2 hoàn toàn do nghiệp lực quyết định và phủ nhận việc tâm thức có thể kiểm soát được kinh nghiệm trong trạng thái này. Dù cho là trường hợp nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn nên tu tâm dưỡng tính, làm nhiều việc thiện để có thể vượt qua giai đoạn Chonyid Bardo.
Giai Đoạn 3: Sidpa Bardo
Đây là giai đoạn chuẩn bị chuyển đối thành một cơ thể mới. Tại giai đoạn này, ý thức sẽ dần mất quyền kiểm soát và chừa chỗ cho một cơ thể mới được sinh ra. Trong Phật giáo không chấp nhận sự hiện hữu của một thực thể tiếp tục duy nhất trong luân hồi. Thay vào đó là sự thừa nhận “sự tái sinh” của luồng ý thức trong một thân thể mới.
Giai đoạn Sidpa Bardo là giai đoạn thứ 3 và cũng là cuối cùng của thân trung ấm. Phật giáo Tây Tạng tin rằng, thế giới được mong muốn sinh ra là thế giới vật chất vì nó mang lại cơ hội cho sự phát triển và thực hành tâm linh. Một khi đã tái sinh, nghiệp lực sẽ ảnh hưởng đến bản chất của người đó trong cuộc sống mới của họ.
Đối với những ai không được tái sinh ở cõi người sẽ đi vào 1 trong 5 cõi còn lại. Trong số đó, cõi địa ngục và ngã quỷ là hai cõi mà linh hồn sẽ phải chịu những đọa đày, đau khổ để trả hết những nghiệp báo mà mình đã gây ra khi còn sống.
Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy rằng tùy theo nghiệp quả mà vong linh tạo ra thì thân trung ấm sẽ hướng họ đến cõi tái sinh đã định. Vì thế, nếu muốn thân trung ấm có một hướng tái sinh tốt thì lúc sinh thời ta nên làm nhiều việc thiện, tu tâm dưỡng tính. Nhờ đó mà lúc luân hồi dù không đầu thai vào gia đình giàu sang phú quý, ta vẫn có thể tranh được cõi súc sinh, ngã quỷ hoặc địa ngục. Tháp Long Thọ xin được phép kết thúc bài viết tại đây, chúc bạn và gia đình luôn luôn mạnh khỏe!