Những ai theo đạo Phật chắc hẳn đã từng một lần nghe đến việc tu thân – khẩu – ý. Tuy nhiên, những người thực sự hiểu được ý nghĩa của cụm từ này. Trong bài viết hôm nay, Tháp Long Thọ sẽ giúp bạn giải đáp ý nghĩa và 10 nghiệp thân khẩu ý lớn mà Phật dạy. Mời bạn đọc theo dõi!
Thân – khẩu – ý là gì?
Thân – Khẩu – Ý là 3 thứ hoàn toàn tách biệt nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, ý là yếu tố có sự tác động lớn nhất đến cả thân và khẩu. Nếu một hành động hay lời nói mà không có ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
- Thân: Là thân thể đơn thuần có thể di chuyển, đi, đứng, ngồi, nằm. Nếu thân không được điều khiển bởi ý thức thì không có việc gì có thể thành công được.
- Khẩu: Là một bộ phận nhỏ trên cơ thể nhưng lại có nhiệm vụ quan trọng trong giao tiếp và kết nối các mối quan hệ. Lời nói hay, nói đẹp lúc nào cũng êm tai và nhận được sự yêu mến của người khác. Ngược lại, những lời nói mang đầy ác ý, có nhiều sự công kích thì khó được người khác yêu quý.
- Ý: Ý là một trong sáu căn, bao gồm cả 3 tính là tính thiện, bất thiện và vô ký. Người có suy nghĩ càng sâu xa, có sự tính toán và hướng thiện thì càng xuất ra nhiều lời nói hay và nhiều hành động đẹp. Ngược lại, những ai có ý bất thiện, có tâm gian tà thì hành động và lời nói càng xấu xí, ác độc.
10 nghiệp thân khẩu ý trong Phật giáo
Để nói về nghiệp trong thân khẩu ý thì có 2 dạng là nghiệp ác và nghiệp lành. Tùy theo nghiệp ác và lành mà sẽ có 10 nghiệp khác nhau theo Phật giáo. Bạn cần phải tự chủ bản thân mình để luôn hướng thiện và tạo nghiệp lành. Song song đó, cũng cần phải tránh càng xa những nghiệp ác càng tốt. Như vậy thì bản thân đã có thể tự tích phước đức và mang đến sự an yên cho cuộc sống.
Nghiệp ác
Mười nghiệp ác trong thân khẩu ý của nhà Phật như sau:
- Thân có 3 nghiệp: Sát sanh, trộm cắp, dâm dục.
- Khẩu có 4 nghiệp: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
- Ý có 3 nghiệp: Tham lam, giận hờn, si mê.
Nghiệp lành
Mười nghiệp lành trong thân khẩu ý được Phật giáo khuyên Phật tử nên làm như:
- Thân có 3 nghiệp: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.
- Khẩu có 4 nghiệp: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.
- Ý có 3 nghiệp: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.
Tu thân khẩu ý như thế nào?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy luôn hướng tâm đến Phật và cảm nhận sự uyên thâm của Phật pháp. Điều này sẽ giúp chúng ta tinh hóa dần ý thức, từ đó hành động của thân và lời nói của khẩu cũng sẽ được rèn dũa mỗi ngày.
Đức Phật cũng có bài dạy rất hay cho chúng ta về bốn thiền bảo hộ có thể kể đến như thiền tâm từ, niệm tưởng ân đức Phật, quán bất tịnh và niệm tưởng sự chết. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng chúng trong những hoạt động thường ngày.
Thiền tâm từ là dành thời gian mỗi ngày để thiền vào buổi sáng và buổi tối. Đây là hai thời điểm mà tâm thiện của chúng ta được phát huy mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, bạn phải luôn duy trì đức tin của mình vào Phật và những điều thiện lành.
Quán bất tịnh được thực hành khi tâm tham của chúng ta nổi dậy và trở nên mạnh mẽ. Niệm tưởng sự chết được thực hành khi chúng ta có khuynh hướng lười biếng. Khi niệm tưởng sự chết, sợ hãi sẽ phát sanh và nó nhắc chúng ta nhớ đến cái chết. Một điều sớm muộn cũng phải đến với mọi người, do đó chúng ta sẽ cố gắng tu tập. Để nếu một mai ta không còn nữa sẽ sớm được thoát kiếp luân hồi, không còn phải chịu sự khổ đau dưới 18 tầng địa ngục nữa.
Tu thân- khẩu – ý là cách để bạn không phải nhận nghiệp báo. Đặc biệt là những quả báo nặng nề từ khẩu nghiệp gây ra. Tháp Long Thọ cầu chúc cho mọi người luôn phát tâm hướng thiện, không phạm nghiệp ác và luôn an lành, hạnh phúc.