Phong tục đốt đèn dưới quan tài từ bao đời nay vẫn được gìn giữ, lưu truyền như một nghi thức không thể thiếu trong tang lễ. Nhưng đằng sau ánh sáng le lói ấy, ẩn chứa những giá trị và ý nghĩa gì? Liệu đây chỉ là một nghi thức truyền thống hay còn hàm ý sâu xa hơn? Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Tại sao phải đốt đèn dưới quan tài?
Đốt đèn dưới quan tài là một tập tục đã tồn tại từ rất lâu đời trong tang lễ của người Đông Á. Xét về khía cạnh tâm linh, đốt đèn bên dưới quan tài người mất sẽ giúp xua đuổi khí lạnh và giữ ấm cho vong linh. Nhiều người cũng quan niệm khi rời đi, người chết sẽ đi qua một con đường tăm tối để đến với thế giới bên kia. Ngọn đèn được xem như ánh sáng dẫn đường, giúp linh hồn người chết không bị lạc lối và tìm được đường đến nơi an nghỉ cuối cùng. Cũng có một số lời giải thích rằng ánh sáng của đèn có thể xua đuổi tà ma có ý xấu với thân xác của người chết.
Xét về khía cạnh khoa học, khi thi thể của người đã khuất để lâu sẽ toả ra luồng khí có mùi hôi khó chịu. Việc đốt đèn bên dưới quan tài sẽ giúp cho mùi bay đi nhanh và không lưu lại trong nhà. Như vậy sẽ giúp tránh làm những người canh linh cửu và viếng thăm khó chịu.
Tùy theo từng văn hóa cụ thể, ý nghĩa và cách thức thực hiện của tập tục này có thể thay đổi. Tuy nhiên, chung quanh nó thường có sự kết hợp giữa việc tôn vinh người đã khuất cùng với việc biểu thị sự tri ân, sự kính trọng của người còn ở lại.
Xem thêm: Cặp đèn cầy bái quan là gì?
Nguồn gốc của tập tục đốt đèn dưới quan tài
Việc xác định nguồn gốc chính xác của tập tục đốt đèn dưới quan tài gặp nhiều khó khăn do thiếu bằng chứng lịch sử cụ thể. Một số người cho rằng tập tục này xuất phát từ câu chuyện của Gia Cát Lượng ở thời Tam Quốc. Tương truyền ông từng 6 lần ra Kỳ Sơn chỉ huy trận đánh với Tư Mã Ý. Đến lần thứ 6 khi xem Thiên tượng thì thấy sao bổn mệnh của ông bị mờ và xê dịch khỏi vị trí.
Lúc này ông biết rằng thời gian của mình không còn nhiều nên đã căn dặn Khương Duy là tương thân cận rằng khi ông chết, tuyệt đối không được khóc tang. Sau đó hãy đặt ông lên một chiếc ghế ngồi, tay phải cầm quạt, tay trái cầm cuốn bình thơ. Tại đôi mắt thì lấy kim nhỏ căng mí lên, dưới ghế đốt một ngọn đèn. Ngọn đèn dưới ghế sẽ giúp cơ thể ông dù chết vẫn vững vàng, Tư Mã Ý sẽ không nhận ra ông đã mất. Nhờ vậy, sĩ quân của Gia Cát Lượng đã rút quân về Tây Thục an toàn, không gặp bất kỳ nguy hiểm gì.
Theo các sử gia phân tích, Khổng Minh đã dùng thuật chong đèn ếm sao, giúp cho sao bổn mạng của ông không rơi tắt. Nhờ đó mà đánh lừa được Tư Mã Ý và bảo vệ đội quan của mình khỏi cơn nguy nan. Từ đó đã xuất hiện tập tục đốt đèn dưới quan tài người chết.
Một vài phân tích nguồn gốc của tập tục đốt đèn này cũng được lan truyền nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác. Ở những vùng quê ngày xưa, việc đốt đèn dưới quan tài là bắt nguồn từ việc sợ để lại bóng dưới nền nhà. Ông bà xưa thường thắp đèn để bên dưới để ngăn chặn cái bóng “bị kẹt lại” gây nên nhiều sự kiện tâm linh khác thường. Chính vì có quá nhiều phiên bản và giải nghĩa nên nguồn gốc của sự việc này cho đến nay vẫn chưa có lời lý giải rõ ràng và chính xác.
Ý nghĩa thật sự của việc đốt đèn dưới quan tài là gì?
Ý nghĩa của việc đốt đèn dưới quan tài thường có sự đa dạng và phụ thuộc vào văn hóa và tín ngưỡng cụ thể của mỗi quốc gia. Dưới đây là một số ý nghĩa phổ biến:
- Cầu nguyện cho linh hồn: Một trong những ý nghĩa chính của việc đốt đèn dưới quan tài là cầu nguyện cho linh hồn của người đã khuất. Người thực hiện tập tục này thường hy vọng rằng ánh sáng từ đèn sẽ dẫn đường cho linh hồn đi vào cõi bên kia và tìm được bình an.
- Thể hiện lòng kính trọng và sự thương nhớ: Đây cũng là một cách để tôn vinh và tri ân người đã qua đời. Là biểu hiện của sự kính trọng và tình cảm đối với người đã khuất từ phía những người sống.
- Giúp người thân nguôi ngoai nỗi buồn: Ánh sáng ấm áp của ngọn đèn mang đến cảm giác bình yên và an ủi cho những người đang chịu tang. Nó giúp xoa dịu nỗi đau mất mát và tiếp thêm sức mạnh cho họ để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
- Giữ gìn bản sắc dân tộc: Phong tục đốt đèn dưới quan tài là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Việc gìn giữ phong tục này góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa và thể hiện sự trân trọng đối với những giá trị truyền thống.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tục đốt đèn dưới quan tài mà Tháp Long Thọ muốn mang đến cho bạn. Mặc dù nguồn gốc tập tục đốt đèn dưới quan tài xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm niềm tin về thế giới bên kia, tục trừ tà ma,... Song, việc đốt đèn dưới quan tài là một phong tục đẹp đẽ và ý nghĩa, góp phần làm cho tang lễ thêm trang trọng và thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất.