Tang lễ

Những ai phải đeo khăn tang màu trắng, vàng, đỏ, tím?

những ai phải đeo khăn tang.

Tục đeo khăn tang trong đám tang người mất đã có từ rất lâu đời. Tương truyền rằng tuỳ theo vai vế với người đã khuất mà gia đình sẽ đeo khăn có màu sắc khác nhau. Vậy, ý nghĩa của hành động này là gì? Và những ai cần phải đeo khăn tang và thời gian là bao lâu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau!

Tại sao phải đeo khăn tang?

Đeo khăn tang có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính đến người đã khuất. Theo văn hoá tang lễ của ông bà ta, đeo khăn tang còn thể hiện sự hiếu thảo, sự thương nhớ của con cháu dành cho ông bà cha mẹ đã mất. Hành động này còn thể hiện được giá trị đạo đức của con người với nhau. Chịu tang cũng là một hình thức giúp cho người ở lại cảm thấy vơi đi nỗi buồn và gửi gắm những điều tốt đẹp nhất cho người đã mất.

Xem thêm: Để tang người đã khuất – Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ cần biết

tại sao phải đeo khăn tang

Tại sao phải đeo khăn tang

Một trong những ý nghĩa lớn nhất của việc đeo khăn tang là để phân biệt giữa gia quyến và khách đến viếng. Ngoài ra, màu khăn tang còn giúp người đến viếng biết được mối quan hệ giữa người đeo tang và người mất.

Những ai phải đeo khăn tang trong tang lễ?

Theo tục lệ của ông bà ta, đa số người thân trong gia đình chỉ cần có chung huyết thống đều phải đeo khăn tang. Tuỳ theo quan hệ sẽ có sự phân biệt thứ bậc và màu khăn tang khác nhau. Đây còn được gọi là năm hạng tang phục. Cụ thể, trong đám tang người mất, gia quyến sẽ đeo khăn tang theo màu dưa trên vai vế như sau:

  • Các con cháu/anh chị em của cụ đeo khăn tang màu trắng
  • Chắt đeo khăn tang vàng
  • Chút đeo khăn màu đỏ
  • Chít đeo khăn màu tím.

Ngoài ra, ở một số địa phương thì cháu nội sẽ mang khăn chấm đỏ, còn cháu ngoại sẽ đeo khăn chấm xanh.

màu khăn tang trắng vàng đỏ tím có ý nghĩa gì

Màu khăn tang trắng vàng đỏ tím có ý nghĩa gì

Ngoài ra, đeo khăn tang còn có một số quy định như con trai hoặc cháu đích tôn sẽ đội mũ bạc buộc dây rơm trên đầu. Nếu chịu tang cha thì dùng gậy tre tròn, chịu tang mẹ sẽ dùng gậy vông. Còn con gái trong nhà sẽ đội khăn trắng dài che mặt, con dâu cũng sẽ mặc tương tự như con gái ruột. Còn đối với con rể thì ông bà ta có câu “dâu con rể khách” nên con rể chỉ cần mặc trang phục trắng, quấn khăn tang gọn gàng là được.

Xem thêm: Trang phục đám ma của người Việt

Giải đáp thắc mắc xoay quanh việc đeo khăn tang

Ông bà ta có câu có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Vì thế việc đeo khăn tang cũng có một số quy định nhất định mà con cháu trong nhà nên tuân theo để không bị phạm việc tâm linh. Tháp Long Thọ xin phép tổng hợp một số thông tin liên quan đến việc đeo khăn tang cho mọi người tham khảo:

Đeo khăn tang vào nhà người khác có sao không?

Việc đeo khăn tang vào nhà người khác sẽ phụ thuộc vào văn hoá, tôn giáo và phong tục của từng vùng miền. Cụ thể như sau:

  • Theo tôn giáo: Tuỳ theo văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo sẽ có những quy định cụ thể về việc đeo khăn tang như thế nào. Trước khi đeo khăn tang đi vào nhà người khác thì nên tìm hiểu thật kỹ quy định trong tang lễ theo tôn giáo của họ bạn nhé!
  • Theo vùng miền: Ở một số tỉnh thành tại Việt Nam việc đeo khăn tang khi đi viếng đám sẽ thể hiện sự tôn trọng và chia sẻ nỗi buồn cùng gia đình có tang sự. Tuy nhiên, ở những noi khác thì điều này là không cần thiết hoặc không được chấp nhận. Ngược lại, nếu bạn đang chịu tang thì trước khi đến nhà người khác cũng nên xin phép và thông báo trước về việc đeo khăn tang vào nhà. Điều này sẽ giúp chủ nhà không cảm thấy khó chịu và thể hiện sự tôn trọng dành cho họ.

Đeo khăn tang trong bao lâu thì cởi?

Thời gian xả tang sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vai vế của người đang đeo tang. Thời gian được cởi khăn tang có thể trong 49 ngày, 3 tháng hay thậm chí là 3 năm tuỳ theo thời hạn chịu tang. Sau khoảng thời gian này bạn hãy đốt bỏ khăn tang và thực hiện cúng xả tang. Còn những ai không chịu tang thì đa số đều sẽ xin bỏ tang ngay tại nghĩa trang, nhưng khăn tang trắng sẽ được thu gom và đốt tại chỗ.

Tham khảo thêm bài viết: Sau bao lâu thì được xả tang? Nghi thức cúng như thế nào? để biết thêm thông tin.

Cúng 49 ngày hay 100 ngày có phải đeo khăn tang không?

Tuỳ theo thời hạn để tang mà bạn có thể chọn đeo khăn tang hoặc không. Giả sử thời hạn để tang của bạn là 3 năm thì trong các lễ cúng 49 ngày hay 100 ngày đều phải đeo. Còn nếu bạn không chịu tang thì chỉ cần ăn mặc lịch sử để tham dự lễ cúng là được.

Cháu dâu hay cháu rể có phải đeo khăn tang không?

Cháu dâu hay cháu rể cũng được ví như người thân trong gia đình. Như đã chia sẻ ở phần trên của bài viết, cháu dâu hay con dâu sẽ đeo tang như con gái trong gia đình. Còn cháu rể hay con rể chỉ cần quấn khăn trắng lịch sự là được.

cháu dâu cháu rể có cần đeo khăn tang không

Cháu dâu cháu rể có cần đeo khăn tang không

Trên đây là toàn bộ thông tin về những ai phải đeo khăn tang mà Tháp Long Thọ muốn chia sẻ đến cho bạn. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi để hiểu thêm về văn hoá tang lễ của Việt Nam nhé!