Nghi thức cúng xả tang tại nhà như thế nào
Ngày đăng bài: 25/10/2023

Xả tang hay mãn tang là gì? Nghi thức tổ chức lễ tại nhà được thực hiện như thế nào? Liệu việc xả tang sớm có đúng với đạo làm người? Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Xả tang là gì?

Xả tang (mãn tang) là nghi thức báo hiệu kết thúc thời gian phát tang. Đây là tập tục có nguồn gốc từ Trung Hoa, chứ không phải của Phật Giáo. Bởi theo quan niệm Nho giáo, chữ “hiếu” phải luôn được đặt lên hàng đầu. Ông bà ta thường ấn định thời hạn được mãn tang tùy theo đám là đại tang hay tiểu tang. Hành động này để thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đến ông/bà/cha/mẹ đã khuất.

xả tang là gì

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, việc đeo khăn tang đôi khi sẽ gây ra bất tiện cho các hoạt động thường ngày. Vì thế nhiều người vẫn lựa chọn xả tang sớm để tiện cho sinh hoạt trong công việc, học tập,… Vì thế mà việc mãn tang khi nào sẽ không bị ràng buộc mà phụ thuộc vào lòng thành kính của gia quyến. Việc xả tang sớm cũng không bị ràng buộc hay sai trái đạo đức.

Tham khảo thêm: Tục để tang của người Việt – Ý nghĩa và nguồn gốc

Nghi thức cúng xả tang như thế nào

Việc thực hiện nghi thức có thể do người nhà tự thực hiện hoặc mời thầy về làm lễ đều được. Lễ vật cúng xả tang tương đối đơn giản với một vài món chạy, lư hương thắp nhang, đèn ngày và chum nước. Tùy theo mỗi vùng miền hoặc tôn giáo sẽ có cách bày trí mâm cúng khác nhau. Đối với người theo Phật giáo sẽ cúng hai mâm, một mâm dâng Phật và một mâm cúng để trước bàn thờ người đã khuất.

mâm cúng xả tang người mất bao gồm những gì

Những câu hỏi thường gặp về phong tục xả tang

Có rất nhiều câu hỏi mà Tháp Long Thọ nhận được như có xả tang sớm để  cưới được không? Nếu bận việc không tham dự xả tang được thì có nhờ người khác xả tang được không? Chúng tôi xin phép tổng hợp và phản hồi như sau:

Xả tang sớm để cưới được không?

Vâng, bạn vẫn có thể xả tang sớm để cưới. Tuy nhiên, chuyện vui chuyện buồn đan xe nhau, đôi khi lại không tốt. Bạn nên bàn kĩ với 2 bên gia đình để có thời gian phù hợp và tốt nhất.

Tham khảo thêm: Nên đeo tang trên áo bên nào, trong thời gian bao lâu?

Bận việc không thể tham dự lễ xả tang, nhờ người thân xả tang dùm được không?

Bạn hoàn toàn có thể nhờ người nhà tổ chức xả tang trước. Sau đó, bạn hãy đến ngôi chùa gần nhất để cúng dường và cung cấp họ tên, ngày mất của người thân. Các thầy trong chùa sẽ hướng dẫn và giúp bạn thực hiện lễ cúng. Vì vậy mà bạn cũng không cần quá lo lắng khi không thể trực tiếp tham dự nghi thức xả tang tại nhà nhé!

Đạo công giáo có xả tang không?

Trên thực tế, Giáo hội Công giáo không có nghi thức xả tang. Tuy nhiên, một số gia đình người Việt theo đạo vẫn chọn để tang để tưởng nhớ người mất. Ngoài ra, theo truyền thống họ vẫn tổ chức mời dòng họ, hàng xóm đến cầu nguyện vào ngày giỗ của người mất hàng năm. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tang lễ trong đạo công giáo tại bài viết: Nghi thức đám ma Công giáo diễn ra như thế nào?

Tại sao chưa xả tang không được cắt tóc?

Theo dân gian xưa cho rằng cắt tóc khi chưa xả tang sẽ mang lại vận rủi do tà ma để ý. Hoặc đáng sợ hơn là sẽ bị vong hồn người mất đi theo quấy phá khiến cho cuộc sống hay gặp xui xẻo. Không chỉ riêng cắt tóc mà cạo râu cũng là điều kiêng kỵ nên tránh.

tại sao không nên cắt tóc khi chưa xả tang

Trên đây là toàn bộ những thông tin về nghi thức xả tang của người Việt mà Tháp Long Thọ muốn gửi đến bạn.

Các Bài Viết Khác:

Thân trung ấm là gì và mang ý nghĩa gì?

Thân trung ấm là gì và mang ý nghĩa gì?

Thân trung ấm là chỉ khoảng thời gian linh hồn tách rời khỏi thân xác và trải qua 49 ngày trong trạng thái trung gian. Lúc này, tâm thức sẽ chuẩn bị để tái sinh vào một trong sáu cõi tùy thuộc vào nghiệp quả người này đã tạo ra khi còn sinh thời. Trong bài viết...

Đọc thêm