Lễ Vu Lan báo hiếu là một dịp quan trọng trong tim mỗi con người Việt Nam. Đây là dịp lễ mà mọi người sẽ thay phiên nhau cài lên ngực những bông hoa đỏ, hoa trắng tượng trưng. Vậy nguồn gốc của lễ Vu Lan bắt đầu từ đâu và ý nghĩa thực sự của dịp lễ này là gì? Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày gì?
Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một dịp lễ quan trọng trong Phật giáo Đại thừa Bắc Tông. Đây là ngày để những người con từ khắp mọi miền đất nước dành cả tấm lòng để báo hiếu mẹ cha. Theo dương lịch sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Cụ thể ngày lễ Vu Lan hàng năm được diễn ra vào ngày:
- Lễ Vu Lan 2022 rơi vào ngày thứ 6, ngày 12/08 dương lịch.
- Lễ Vu Lan 2021 rơi vào Chủ nhật, ngày 22/08 dương lịch.
- Lễ Vu Lan 2020 rơi vào thứ 4, ngày 02/09 dương lịch (trùng với ngày lễ Quốc Khánh).
- Lễ Vu Lan 2019 rơi vào thứ 5, ngày 15/08 dương lịch.
- Lễ Vu Lan 2018 rơi vào thứ 7, ngày 25/08 dương lịch.
- Lễ Vu Lan 2017 rơi vào thứ 3, ngày 05/09 dương lịch.
Chữ Vu Lan là cách gọi ngắn gọn của từ Vu Lan Bồn, trong tiếng Phạn nghĩa là “sự giải thoát”. Mang ý nghĩa chỉ sự giải thoát cho những linh hồn đang bị đày đọa khổ sở nơi địa ngục. Ở Ấn Độ ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, những Cao Tăng cùng người dân thường thực hiện nghi lễ cúng cầu siêu cho người thân đã mất. Họ cùng nhau cầu nguyện cho những vong hồn sớm được giải thoát. Sớm thoát khỏi khổ đau để sớm về với cõi Phật.
Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư” của tác giả Ngô Sĩ Liên, lễ Vu Lan đã du nhập vào Việt Nam rất sớm. Từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ đã mất của mình. Qua một thời gian dài, lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ cầu siêu cho cha mẹ của Phật tử. Đây còn là ngày mà tất cả người dân dù đang ở xa hay gần đều phát tâm báo hiếu mẹ cha.
Sự tích về lễ Vu Lan báo hiếu
Nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan phải kể đến câu chuyện về Đại Đức Mục Kiều Liên. Ông là một trong hai đệ tử chân chính của Phật Thích Ca Mâu Ni. Tương truyền rằng ông có một người mẹ là bà Thanh Đề, khi sống làm nhiều chuyện ác nên lúc mất bị đày vào ngã quỷ.
Sau khi ông tu luyện thành công vẫn luôn không ngừng nhớ thương người mẹ của mình. Chính vì thế ông đã dùng phép thần tìm kiếm ở khắp chân trời góc bể xem mẹ mình đang ở đâu. Đáng buồn thay, ông lại thấy mẹ mình đang phải chịu khổ dưới địa ngục và bị đày làm quỷ đói. Vì quá đau lòng nên ông đã dùng phép biến cơm dâng xuống địa phủ cho mẹ ăn. Tiếc rằng bà Thanh Đề hoàn toàn không thể ăn được và cơm đều bị cháy thành lửa.
Vì quá thương mẹ, Mục Kiều Liên đã quỳ lạy cầu xin Phật Tổ chỉ bảo cho mình. Phật Tổ dạy rằng cách duy nhất để giúp mẹ của ông là mượn lực của Chư tăng và người dân khắp mười phương. Vào mỗi dịp rằm tháng Bảy hàng năm sẽ làm lễ cúng dường Tam Bảo để tích phước đức cho mẹ. Phật cũng nói thêm là “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.
Lễ Vu Lan mang ý nghĩa như thế nào
Ý nghĩa lớn nhất của lễ Vu Lan chính là báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ ở mọi kiếp sống đã qua hay hiện tại. Cha mẹ là người luôn hy sinh rất nhiều cho con cái. Họ bỏ ra biết bao công sức, biết bao năm tháng thanh xuân để nuôi dưỡng con cái nên người mà không mong được nhận lại.
Đạo hiếu từ xưa đến nay của người Việt luôn nhắc chúng ta rằng:
“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Chính vì thế ngày lễ Vu Lan ra đời như một lời răn dạy, một lời nhắc nhở các thế hệ con cháu phải luôn nhớ về công ơn của cha mẹ. Đồng thời giúp chúng ta đến gần hơn với đạo lý của Phật giáo. Giúp chúng ta tích lũy công đức cho bản thân và người thân trong gia đình.
Vì sao phải cài bông hồng lên áo trong lễ Vu Lan?
“Bông hồng cài áo” được bắt nguồn từ lời kể của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trước năm 1962, trong thời gian ông ở Nhật đã được một cô gái cài một bông hoa trắng lên tràng áo vào đúng Ngày của mẹ. Sau khi hỏi rõ sự tình thì ông mới biết vào ngày này, ai còn mẹ sẽ cài bông hoa đỏ, ai mất mẹ sẽ cài bông hoa trắng.
Vào năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã biên soạn và viết nên cuốn sách “Bông hồng cài áo”. Và đây cũng là khởi nguồn cho truyền thống cài hoa lên áo vào ngày lễ Vu Lan. Đây cũng là ý tưởng đến nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ biên soạn ca khúc “Bông hồng cài áo” vào năm 1967.
Bông hồng được coi là biểu tượng của tình yêu, sự trân trọng và biết ơn. Chính vì thế khi cài hoa lên áo là thể hiện tình cảm đẹp nhất và lòng biết ơn mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Khi vẫn còn được cài bông hoa đỏ, bạn hãy biết trân trọng những giây phút khi còn có mẹ kề bên.
Trình tự cúng và văn khấn lễ Vu Lan
Trình tự cúng và văn khấn lễ Vu Lan như thế nào là điều mà rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn không có nhiều thời gian hoặc không có cơ hội tham gia ngày Vu Lan báo hiếu tại chùa. Bạn có thể khảo trình tự cúng kết hợp bài văn khấn lễ dưới đây để tích lũy công đức cho gia đình và người thân nhé.
Bài văn khấn lễ
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy…….
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Trình tự cúng lễ
Và trình tự cúng Vu Lan bao gồm theo thứ tự: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cuối cùng là cúng thí thực chúng sinh.
1. Cúng Phật
Bạn nên chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả để dâng lên Phật. Lúc này bạn nên tụng niệm kinh Vu Lan để hiểu sâu sắc hơn về lời Phật dạy. Ngoài ra có thể cầu nguyện công đức cho người thân đã mất sớm được siêu sinh.
2. Cúng thần linh
Lễ cúng thần linh thường được người dân chuẩn bị một ít xôi ngũ sắc hoặc một con gà luộc. Kèm theo đó là một ít trái cây tươi và trà để thỉnh thần linh về dùng. Từ đó giúp gia tăng công đức, mong nguyện cho gia đình và người thân có sự bảo hộ của thần linh bốn phương.
3. Cúng tổ tiên
Lễ cúng gia tiên có thể chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mặn. Đối với những ai muốn cầu mong cho người thân sớm được siêu thoát thì nên chuẩn bị mâm cơm chay. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm một số vật dụng như quần áo, giày dép, vật dụng, tiền vàng,… làm từ giấy để đốt cho người mất. Sau đó dùng muối và gạo trên bàn cúng rải đủ bốn phương tám hướng. Tuyệt đối không đem muối gạo đã cúng rải vào trong nhà vì dễ dẫn dụ vong hồn vào trong. Mâm cúng gia tiên sẽ thường bao gồm:
- Muối gạo
- Hoa quả
- 12 chén cháo loãng
- 12 cục đường phèn
- Quần áo
- Bánh kẹo
- Nước
- Nhang
- Nến
Những lời hay, ý đẹp dành tặng cha mẹ trong lễ Vu Lan
Ngoài bài văn khấn hay kinh Vu Lan báo hiếu, bạn có thể đọc những bài thơ hay những lời chúc hay dành tặng cho cha mẹ của mình. Đây là một trong những cách thể hiện tình yêu thường cùng lòng biết ơn sâu sắc đến với cha mẹ của mình.
Thơ hay về ngày Vu lan báo hiếu
Những bài thơ hay ý đẹp luôn là cách bày tỏ tấm lòng thành tốt nhất đến với mẹ cha. Bạn có thể sử dụng một số bài thơ về lễ Vu Lan đã được nhiều tác giả biên soạn, sau đó chép lại hoặc đọc trực tiếp cho cha mẹ. Đây chắc chắn là món quà tuyệt vời nhất dành cho đấng sinh thành.
Những lời chúc hay trong lễ Vu Lan
Những lời chúc hay luôn là cách thể hiện những người con thể hiện sự trân trọng, biết ơn đến với những hy sinh, khó nhọc mà cha mẹ đã gánh chịu để nuôi ta lớn khôn. Một lời chúc hay hơn vạn món quà đắt giá. Chính vì thế mà bạn hãy tận dụng thật tốt những lời chúc hay trong ngày lễ Vu Lan để cha mẹ có thể cảm nhận được tấm lòng thành sâu sắc. Khiến họ cảm nhận được sự biết ơn từ tận sâu trong tim mình và cảm thấy thật hạnh phúc nhé!
Những hình ảnh đẹp về lễ Vu Lan báo hiếu
Tháp Long Thọ xin gửi đến bạn một số hình ảnh đẹp về lễ Vu Lan báo hiếu:
Lễ Vu Lan báo hiếu là một lễ lớn trong Phật giáo được rất nhiều Phật tử khắp nơi nhớ đến. Chúng ta hãy luôn luôn trân trọng và nuôi dưỡng lòng biết ơn đến với mẹ cha. Đừng để đến khi không còn cha mẹ bên cạnh thì mới hối hận cũng đã muộn. Tháp Long Thọ chúc các bạn luôn được hạnh phúc bên gia đình trong dịp lễ Vu Lan và rất nhiều những dịp lễ khác!