Tang lễ

Lễ khâm liệm là gì và các bước chuẩn bị

lễ khâm liệm người chết là gì và các bước thực hiện

Liệm hay còn gọi là lễ khâm liệm là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây là một nghi thức cổ xưa được tổ chức để tưởng nhớ, báo hiếu và cầu siêu cho người đã khuất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa cũng như các bước chuân bị của lễ khâm liệm trong đám tang Việt Nam nhé!

Khái niệm liệm là gì?

Liệm có thể hiểu là quá trình bó xác người chết bao gồm các việc như mặc áo liệm, đắp chăn, đeo găng tay, sau đó gói buộc thi hài của người đã khuất trước khi đặt vào quan tài.

Sau khi người chết trút hơi thở cuối cùng, lễ hạ tịch, phục hồn, thiết hồn, mộc dục, phạn hàm được thực hiện. Tiếp theo, gia quyến sẽ cần chuẩn bị quan tài, thực hiện lễ trị quan, chuẩn bị đại liệm, tiểu liệm, và tạ quan trước khi tiến hành liệm xác.

khâm liệm người chết là gì

Nghi thức liệm xác sẽ giúp cho thi thể của người mất được bảo quản toàn vẹn, sạch sẽ và che chắn cẩn thận trước khi đặt vào quan tài. Ngoài ra, những đồ dùng cần thiết hoặc quan trọng của người mất cũng sẽ được bọc lại chung với thi thể. Mục đích của hành động này là để người chết có thể mang theo những thứ quý giá của mình đến thế giới bên kia. Nhờ vậy mà khi ra đi họ cũng yên lòng và không còn quá nhiều vướng bận nơi dương thế. Lễ khâm liệm cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chia sẻ tình thân, gắn kết gia đình. Đây là dịp để người thân có thể tụ họp lại nhằm tưởng nhớ và báo hiếu đến người đã khuất.

Lễ khâm liệm diễn ra như thế nào?

Quy trình tổ chức khâm liệm không chỉ đơn thuần là việc chuẩn bị bàn thờ và tiến hành các nghi lễ. Nghie thức này còn có sự chuẩn bị chi tiết của gia đình về các vật phẩm để dùng trong lễ cúng. Dưới đây là quy trình khâm liệm người mất theo truyền thống Việt Nam, mời bạn tham khảo:

Chọn giờ khâm liệm

Khâm liệm thường được tổ chức vào buổi sáng, từ 7h đến 9h với nhiều nghi lễ trang trọng và thiêng liêng. Trước khi bắt đầu, gia đình sẽ chuẩn bị một bàn thờ đặt tại phòng liệm, có chứa các vật phẩm tín ngưỡng như bát tràng, bát mộc, bát kim, bát thủy, bát hoả, bát thổ và bát thần. Đây là những bát đĩa tượng trưng cho các yếu tố tự nhiên và được thắp sáng để hướng linh hồn người đã khuất về, cùng với việc đặt bàn thờ thông lễ và bày cung tiến cúng.

Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo ý kiến từ thầy cúng để chọn ra cung giờ tốt thực hiện thủ tục này. Điều này sẽ giúp hạn chế trường hợp tổ chức lễ vướng vào giờ xấu, không hợp tuổi vong gây ảnh hưởng xấu đến người đã khuất và gia đình.

Chuẩn bị quan tài

Quan tài thường sẽ được chuẩn bị từ trước đó, khi mà người đã khuất còn sống và có dấu hiệu sắp rời xa gia đình. Gia quyến cần lựa chọn quan tài có kích cỡ phù hợp và vừa vặn với thi hài của người mất. Bên trong quan tài cần chuẩn bị một ít trà khô đựng trong túi ngâm trà. Trà có khả năng hấp thụ khí và độ ẩm, điều này sẽ giúp át đi mùi hôi từ thi thể, đảm bảo sự thoải mái cho những người đến viếng tang.

Lập bàn thờ vong

Bàn thờ vong thường được đặt trên một chiếc bàn rộng, trên mặt bàn bày trí linh sa gồm bài vị, di ảnh người quá cố và bát hương. Trước đó, phía trước bàn thờ cần chuẩn bị một mâm trái cây gồm chuối và quả bưởi (lưu ý chuối để nguyên nải, bưởi cần chọn trái to, tròn và đẹp). Chuối được cho là có khả năng hút tử khí tốt nên nó sẽ không bị héo úa trong suốt thời gian diễn ra lễ tang. Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết mâm trái cây cúng bàn thờ vong thường sẽ được sắp xếp đa dạng các loại cây theo ý muốn của gia chủ.

Tiến hành khâm liệm

Sau khi chọn được thời gian khâm liệm phù hợp, gia đình cần chuẩn bị một chuếc chiếu đặt bên cạnh quan tài. Thi hài người đã khuất được đặt trên chiếu hoặc giường trải sẵn vải trắng. Gia đình hoặc người lo việc khâm liệm sẽ thay quần áo mới cho người đã khuất, thường là quần áo dài, màu trắng hoặc màu tối. Lưu ý là khi mặc quần áo cho người đã khuất cần nhẹ nhàng, cẩn thận và giữ thái độ trang trọng.

Tiếp theo, dùng vải trắng hoặc khăn voan để quấn quanh thi hài, che phủ toàn bộ cơ thể từ bắp chân lên đến đầu. Đặt tiền vàng, giấy bạc và các vật dụng khác vào quan tài cùng với thi hài.

quy trình thực hiện lễ khâm liệm người mất

Thông thường, quá trình khâm sẽ diễn ra trên giường (để vải dọc) và liệm sẽ phải hạ thi xuống đất (vải để ngang). Các thao tác này sẽ giúp việc bọc thi thể được cẩn thận và kín đáo hơ. Khi tiến hành lễ liệm, thi thể của người mất thường được đặt trên một chiếc chiếu trên sàn nhà. Khăn phủ mặt và đũa để ngáng miệng thường được đặt bên cạnh. Đây còn hay được gọi là thủ tục “tiểu liệm” trong tang lễ.

Sau đó, gia quyến sẽ đặt đệm lót đầu, chân và tay để thi thể không bị xê dịch. Chăn quấn thi thể sẽ được gấp từ bên trái trước, rồi đến bên phải. Tiếp theo sẽ gấp từ dưới chân lên và đầu sau cùng. Miếng vải bọc tiểu liệm cần được buộc chặt cả chiều dọc và chiều ngang. Sau cùng, thi thể của người mất được đặt lên mảnh vải tạ quan, sẵn sàng cho bước nhập quan. Tiếp theo, gia đình tiến hành lễ nhập quan và phát tang, thông báo cho người thân và bạn bè gần xa đến thăm viếng.

Theo phong tục của người Việt Nam, người ta thường sử dụng vải màu trắng để chuẩn bị linh áo. Ngoài ra, các nghi thức khâm liệm có thể có chút khác biệt tùy theo từng vùng miền và tín ngưỡng. Gia đình nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc dịch vụ tang lễ để thực hiện nghi thức khâm liệm một cách phù hợp và trang trọng nhất.

Xem thêm: Viếng đám tang nên lạy mấy lạy là đúng

Những điều cần tránh khi thực hiện lễ khâm liệm

Việc khâm liệm là nghi thức quan trọng trong tang lễ, thể hiện sự tôn kính đối với người đã khuất và tiễn đưa họ về với thế giới bên kia. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định cần thiết, cũng có một số điều kiêng kỵ mà người ta thường lưu ý để tránh những điều không may mắn xảy ra. Dưới đây là một số điều cần tránh trong lễ khâm liệm theo quan niệm dân gian:

Tránh để nước mắt rơi vào thi thể

Nước mắt tượng trưng cho sự đau buồn và níu kéo, vì vậy người ta tin rằng nếu nước mắt rơi vào thi thể sẽ khiến người đã khuất không thể siêu thoát an lòng. Thay vào đó, người thân nên cố gắng kiềm chế cảm xúc, thể hiện sự tiếc thương một cách thành kính và nhẹ nhàng.

Không để mèo gần thi thể

Theo quan niệm dân gian, mèo được cho là có linh giác mạnh mẽ và có thể nhìn thấy những thứ mà con người không nhìn thấy. Việc để mèo lại gần thi thể có thể khiến linh hồn người đã khuất bị quấy rầy, không được thanh thản. Ngoài ra, nếu mèo nhảy qua thi thể sẽ có thể gây ra hiện tượng quỷ nhập tràng.

Tránh sử dụng quan tài làm bằng gỗ cây liễu

Cây liễu được xem là loài cây có vận hạn không tốt, tượng trưng cho sự chia ly và sầu muộn. Do đó, người ta thường sử dụng gỗ từ những loại cây khác như gỗ bách, gỗ tùng,... để làm quan tài vì quan niệm rằng những loại gỗ này sẽ mang lại sự may mắn và bình an cho người đã khuất.

Không nhập quan vào ngày xấu, giờ xấu

Việc lựa chọn ngày giờ nhập quan cần được xem xét kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố như tuổi tác, mệnh lý của người đã khuất và các quan niệm tâm linh. Tránh nhập quan vào những ngày xấu, giờ xấu được cho là có thể ảnh hưởng không tốt đến vong linh người đã khuất và gia đình.

Tác phong tham dự

Người khâm liệm nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc đồ có màu sắc lòe loẹt hoặc hở hang. Trong suốt quá trình khâm liệm, tránh nói chuyện to tiếng hay đùa cợt. Không nên di chuyển thi thể tùy tiện, cần phải có sự đồng ý của người có trách nhiệm.

Ngoài những điều kiêng kỵ trên, gia đình cũng nên lưu ý chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho lễ khâm liệm như: quần áo mới cho người đã khuất, tiền vàng, đồ trang sức (nếu có), nhang đèn, gạo, muối,... Nghi thức khâm liệm cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo để thể hiện sự thành kính đối với người đã khuất và tiễn đưa họ về với cõi vĩnh hằng.

những điều kiêng kỵ khi làm lễ khâm liệm người chết

Lễ khâm liệm là một trong những nghi lễ quan trọng của văn hóa Việt Nam. Đây không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn mang trong mình những giá trị vô cùng to lớn về tình thân, tôn trọng và lòng thành kính đối với tổ tiên. Hy vọng qua bài viết này từ Tháp Long Thọ, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm và ý nghĩa của lễ khâm liệm trong văn hóa tang lễ. Hãy cùng chia sẻ và tôn vinh nét đẹp của nghi lễ này để duy trì và bảo tồn truyền thống văn hóa Việt Nam nhé!