Đeo tang hay đeo mica đen trên áo là một hình thức để tang lâu đời của người Việt ta. Vậy, nghi thức này bắt nguồn từ đâu, đeo tang thì nên đeo bên trái hay bên phải? Thời gian đeo mica đen để tang là bao lâu? Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
Nghi thức đeo tang trên áo là gì?
Nghi thức đeo tang bắt nguồn từ sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Nghi thức này nhằm để người ở lại thể hiện sự tưởng nhớ và biết ơn người đã khuất. Người để tang sẽ đeo một dải khăn trắng trên đầu sau khi phát tang đến khi xả tang người mất. Thế nhưng, việc đội khăn tang ở khắp nơi sẽ khiến việc giao tiếp, trò chuyện không được tự nhiên. Vì thế mà hiện nay mọi người sẽ thường đeo băng mica màu đen trên áo thay cho khăn trắng.
Nghi thức đeo tang không chỉ là nghĩa vụ, bổn phận dành cho người đã mất mà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc như:
- Thông báo đến người thân, dòng họ, láng giềng xung quanh biết gia đình có người thân qua đời.
- Thể hiện sự biết ơn, đau thương cho sự ra đi của người thân trong gia đình. Đặc biệt là bậc ông bà, cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục ta nên người.
- Cầu mong cho người đã khuất luôn phù hộ, độ trì cho gia đạo yên ấm, hạnh phúc, công việc thuận lợi.
- Cầu nguyện cho người chết ra đi thanh thản, nhận được nhiều phước lành và tái sinh ở một thế giới tốt đẹp hơn. Đặc biệt là trong khoảng thời gian cúng 49 ngày cho người đã mất.
Đeo tang trên áo như thế nào cho đúng cách?
Cách đeo băng tang trên áo thật ra không có một quy định cụ thể nào. Cách đeo phổ biến nhất chính là đeo vào bên ngực trái của áo. Theo quan niệm dân gian, bên trái là nơi chứa trái tim đại diện cho cái tâm. Điều này thể hiện tâm của người ở lại luôn tưởng nhớ và biến ơn đến người đã khuất. Ngoài ra, đây còn là một hình thức giúp nhắc nhở bản thân không nên tổ chức các lễ cưới hỏi, ăn mừng,… trong thời gian này.
Thông thường, sẽ chỉ có bậc con cái phải đeo tang cho ông bà, cha mẹ. Vì thế mà nhiều người cũng thắc mắc là liệu cha mẹ có cần phải đeo tang cho con mình hay không?
Theo quan niệm của người xưa, con cái ra đi trước khiến cho “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” là phạm đại tội. Sự ra đi của họ quá đột khiến, chữ hiếu vẫn chưa trả xong mà đã khiến cha mẹ phải đau đớn, nhớ nhung. Đây được cho là chẳng khác nào là phạm tội bất hiếu. Như vậy thì cha mẹ chỉ cần thu xếp chuyện hậu sự cho con cái chứ không nhất thiết phải để tang.
Tuy nhiên, ở một số gia đình cha mẹ vẫn chọn để tang cho con của mình trong một thời gian nhất định. Đây là cách mà họ tưởng nhớ đến đứa con thân yêu mà mình đã yêu thương, chăm sóc trong suốt thời gian qua.
Đeo tang trên áo trong thời gian bao lâu?
Thời gian đeo tang trong từng trường hợp được quy định như sau:
- Đại tang: Con cái để tang cha mẹ trong thời gian 3 năm
- Cơ niên: Cha mẹ để tang con trai, con dâu trưởng, con gái chưa chồng trong 1 năm
- Đại công: Cha mẹ để tang con gái đã lấy chồng, con dâu thứ trong nhà trong thời gian 9 tháng
- Tiểu công: Để tang họ hàng trong thời gian 5 tháng
Ở một số địa phương, thời gian để tang sẽ không quy định cụ thể nào. Họ quan niệm để tang là hành động xuất phát từ tâm của người thân trong gia đình. Việc để tang hướng đến mục đích cầu mong cho người chết sớm siêu hóa, thoát kiếp luân hồi và đến được cõi sống tốt hơn. Vì là hành động xuất phát từ tâm nên cũng không cần ép buộc theo khuôn khổ.
Tham khảo thêm: Để tang người đã khuất – Ý nghĩa và những điều kiêng kỵ cần biết
Vậy là Tháp Long Thọ đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về nghi thức đeo tang trên áo cho người mất. Đây là một hành động mang ý nghĩa lớn lao, cầu chúc cho người mất được an yên, thanh thản. Tùy theo từng trường hợp mà bạn hãy chọn thời gian để tang phù hợp nhé!