Tang lễ

Cách vái lạy trong đám tang người Việt như thế nào?

cách vái lạy khi viếng đám tang

Vái lạy trong đám tang từ lâu đã được xem là nghi thức bắt buộc cần thực hiện. Việc hiểu rõ cách vái, lạy, ý nghĩa cũng như vái lạy sao cho đúng chuẩn mực là điều quan trọng cần biết. Đừng bỏ lỡ những thông tin về cách vái lạy trong đám tang tại bài viết của Tháp Long Thọ nhé. 

Nghi thức lạy vái là gì?

Lạy là tư thế đứng nghiêm, hai tay chắp vào nhau, đưa lên trán rồi hạ dần xuống trước mặt, dưới cổ và đến ngang ngực một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Chú ý mặt phải hướng về phía trước. Trong một số trường hợp để bày tỏ lòng tôn kính, người lạy có thể quỳ xuống, chống hai tay xuống đất, hai tay chạm đất, lòng bàn tay mở ra hướng lên trên, đầu đồng thời cuối xuống theo đến khi trán chạm đất. Đó là toàn bộ quá trình lạy.

lạy vái là gì

Ngoài ra, nếu có thắp nhang thì người lạy đưa nhang vào giữa hai lòng bàn tay rồi thực hiện quá trình lạy vừa nêu như trên. Vái có thể đứng hoặc quỳ, tư thế tương tự như khi lạy nhưng động tác đưa nhanh hơn, hai tay chắp lại chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái. 

Nghi thức vái lạy trong đám tang người Việt

Vái lạy là các hình thức dường như được xem là bắt buộc khi đến viếng đám tang người Việt. Tuy nhiên, nghi thức này cũng có những nguyên tắc riêng. 

Người Việt cho rằng người quá cố dù đã liệm trong quan tài, chưa an táng thì vẫn được xem như người còn sống. Do vậy, lạy đúng là chỉ lạy 2 lạy tượng trưng cho âm dương nhị khí , nếu vái thì vái 2 cái. Hình thức này được xem là lễ vong.

Trong nhà nếu có bàn thờ Phật, có di ảnh người mất thì lễ Phật theo nguyên tắc lạy bàn thờ Phật 3 lần tượng trưng cho lạy tam bảo là Phật – Pháp – Tăng, vái 2 cái. Sau đó lạy di ảnh người quá cố 2 lạy.

nghi thức vái lạy trong đám tang

Riêng đối với lễ vong mà người mất đã được an táng, chôn dưới mộ thì lạy 4 lần, vái 4 vái tượng trưng cho tứ đại: Thổ, Thủy, Phong, Hỏa mang ý nghĩa thân tứ đại nay trả về cho tứ đại, trở về cát bụi. 

Bên cạnh đó, việc đáp trả lễ (lạy trả) người viếng đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người mất còn đang quàng tại nơi làm lễ, không thực hiện khi đã an táng. Việc người thân đại diện gia đình đáp trả lễ tức thay mặt người quá cố trả lễ bà con, họ hàng lối xóm đến viếng. Do vậy, người đến viếng lạy bao nhiêu lạy thì gia đình đáp lễ bao nhiêu lạy, mang ý nghĩa đáp lễ một cách đầy đủ. 

Xem thêm: Các nghi thức trong tổ chức tang lễ của Phật giáo

Ý nghĩa của vái lạy trong đám tang

Vái lạy từ lâu đã xuất hiện trong đời sống người dân Việt Nam ta, từ việc đi lễ Phật, cúng tế, viếng thăm chùa cho đến dự đám tang. 

Lạy và vái không chỉ đơn thuần là nghi lễ cần thực hiện trong đám tang mà thông qua nghi lễ này còn thể hiện được tình người, sự cung kính, tôn trọng dành cho người đã khuất. Đặc biệt đối với người Á Đông luôn trọng lễ nghi, việc vái lạy dường như luôn bắt buộc và cần thực hiện một cách cẩn thận, thể hiện tấm lòng giữa người với người. 

Đôi khi nhìn cách vái lạy đám tang, ta có thể đoán được mối quan hệ giữa người mất và người còn sống. 

ý nghĩa của vái lạy trong đám tang

Người vái lạy qua loa, đầu không cúi chạm đất, động tác làm nhanh, không tôn nghiêm chứng tỏ họ không tự nguyện đến tham dự tang lễ. Việc viếng thăm chỉ là cho có lệ, hành lễ cho xong việc. 

Ngược lại, người thao tác chậm rãi, trang nghiêm, gương mặt trầm tư, u buồn, hành xử văn minh, lịch sử. Qua đó thể hiện được mối quan hệ tốt đẹp, lòng kính cẩn và tiếc thương của người còn sống dành cho người đã khuất. 

Có người không ngại bẩn áo, dơ tay, tay cầm nén hương quỳ xuống vái lạy người đã mất. Khi kết thúc quá trình vái lạy trang nghiêm cũng như đã thể hiện được sự hiếu kính cuối cùng mà họ có thể làm được cho người quá cố. Việc chắp tay cúi đầu, kính cẩn nghiêng mình vái lạy không phải hành động thấp hèn, mà là việc làm ý nghĩa mong người mất sớm được siêu thoát.

Vái lạy trong đám tang như thế nào?

Thông thường, lạy sẽ có ba kiểu là lạy 2 lần, 3 lần và 4 lần. Người sống thì lạy 2 lạy, lạy Phật hay thần thành thì 3 lạy, người đã mất thì  4 lạy. Váy làm sau khi lạy và chỉ vái 2 cái.

vái lạy trong đám tang thực hiện như thế nào

Riêng tại Việt Nam, việc vái lạy trong đám tang còn chia thành 2 kiểu là dành cho nam giới và nữ giới

Nam giới khi vái lạy thì tư thế đứng nghiêm, tay chắp trước ngược, đưa tay lên quá đầu rồi cúi xuống. Sau đó, đưa tay xòe trạm đắt, ngửa lòng bàn tay lên trên. Đồng thời thực hiện việc quỳ gối, cúi mình xuống, trán gần chạm với mặt đất. Khi kết thúc việc vái lạy thì úp hai bàn tay lên đầu gối chân trái, có lên và đứng dậy. 

Đối với chị em phụ nữ, để thực hiện việc vái lạy thì cần ngồi xuống đất, hai chân vắt chéo nghiêng về trái, bàn chân phải ngừa lên, để dưới đùi chân trái. Sau đó, chắp tay để trước mặt đưa lên trên trán rồi dần cúi đầu xuống. Để đầu gần chạm đất thì đưa xòe bàn tay để lên đầu. Để nguyên tư thế đó 1, 2 giây rồi lạy vài lần theo đúng nghi thức, sau đó đứng lên và lùi về sau, kết thúc quá trình lạy.

Trên đây là những thông tin mà Tháp Long Thọ chia sẻ về việc vái lạy như thế nào, vái lạy mấy lần, ý nghĩa của việc vái lạy trong đám tang,… Hi vọng bạn đọc đã hiểu thêm về các phong tục trong tang lễ người Việt Nam ta. Từ đó biết cách giữ gìn và truyền dạy lại cho thế hệ sau những truyền thống tốt đẹp. Nếu bạn đọc có thắc mắc về những vấn đề khác hoặc quan tâm các dịch vụ tang lễ, hãy liên hệ Tháp Long Thọ qua hotline 0888 000 700 để được nhân viên hỗ trợ nhé.