Tin tức

Ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong Phật giáo

ý nghĩa biểu tượng hoa sen trong phật giáo

Hoa sen là loài hoa được xem như biểu tượng chính thống của đạo Phật. Hình ảnh bông hoa sen tinh khiết, vươn lên trong đầm lầy mà không hề bị vấy bẩn là một biểu tượng thể hiện chính xác nhất thân tâm thanh tịnh của người tu đạo. Vậy, ý nghĩa thực sự của biểu tượng hoa sen trong Phật giáo là gì? Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Truyền thuyết về hoa sen trong Phật giáo

Hoa sen mang ý nghĩa tâm linh thuần túy và thường được dùng để dâng lên Đức Phật. Theo sử sách ghi lại, khi Đức Phật Thích Ca ra đời, Ngài đã đi 7 bước chân đầu tiên và có 7 bông hoa sen đỡ chân cho Ngài. Chính vì thế mà hoa sen là loài hoa có gắn bó rất chặt chẽ với tín ngưỡng Phật giáo từ ngàn đời xưa đến nay.

truyền thuyết về hoa sen trong phật giáo

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh các vị Phật hay Bồ Tát dùng hoa sen làm bảo tọa hoặc tay nâng búp sen đã trở nên quá đổi quen thuộc. Tại Ấn Độ – cái nôi của Phật giáo thì hình ảnh hoa sen vươn lên giữa đầm lầy là tượng trưng cho sức mạnh tinh thần và giá trị đạo đức con người.

8 ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo

Trong đạo Phật, hoa sen đại diện cho 8 đặc tính của người tu hành gồm: trừng thanh – không nhiễm – kiên nhẫn -thanh lương – viên dung – ngẫu không –  hành trực – bồng thực.

  • Trừng thanh: mang nghĩa là trong suốt, hoa sen khi mọc ở bất kỳ đâu đều sẽ khiến vùng nước ở nơi ấy trở nên trong suốt và sạch sẽ. Điều này mang ý nghĩa lớn lao đối với những người có tâm hướng Phật, chăm làm việc  thiện sẽ có cuộc sống hạnh phúc, bình yên.
  • Không nhiễm: tức là không bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường bên ngoài, điều này được khắc họa rõ nét qua tấm lòng thanh tịnh, tâm không dao động, không si mê, luyến tiếc của người tu hành.
  • Kiên nhẫn: là một trong những đức tính quan trọng và đại biểu nhất của nhà Phật. Dù sinh trưởng trong môi trường chỉ toàn bùn lầy nhưng với sự mạnh mẽ và kiên định của mình, hoa sen vẫn vươn lên rất cao khỏi mặt nước và tỏa mùi hương thơm ngát động lòng người.
  • Thanh lương: thể hiện tinh thần vượt khó, không ngại gian khổ của Chư Phật và các vị cao tăng trong con đường tu hành và giáo hóa chúng sinh.
  • Viên dung: nghĩa là vô tư, không màng tư lợi mà luôn đặt đại cuộc, sự  yên ấm của người khác lên trên sự khoái lạc, an nhàn của bản thân.
  • Ngẫu không: là không để bụng, không sân si, không sanh nạnh hay chấp nhặt chuyện đời. Đây chính là đại biểu của đức tính “hỷ, xả” trong giáo lý của Phật giáo.
  • Hành  trực: Chỉ sự ngay thẳng, một lòng  chỉ hướng về Phật giáo, hướng đến sự hạnh phúc, ấm no cho người trong thiên hạ. Hoa sen với hình ảnh vươn lên thẳng tắp chính là biểu tượng cho đức tính ấy.
  • Bồng thực là một đặc điểm duy nhất chỉ có ở hoa sen chính là hoa và quả cùng xuất hiện giống như gieo nhân nào gặp quả nấy trong đạo Phật.
8 ý nghĩa của hoa sen trong phật giáo

Ý nghĩa màu sắc của hoa sen trong Phật giáo

Hoa sen thường có 5 màu sắc khác nhau là trắng, hồng, đỏ, xanh  và tím. Tương ứng với từng màu sắc ấy là những đại nghĩa vô cùng đặc biệt của hoa sen trong Phật giáo. Từng lớp màu sắc sẽ tượng trương cho những phạm trù khác nhau từ trí tuệ, lịch sử cho đến bản tính từ bi, hỉ xả của chư Phật

  • Sen trắng: tượng trưng cho trí tuệ tuyệt đối, vô biên và cao siêu của các vị Phật cõi Tây phương.
  • Sen hồng: Tượng trưng cho lịch sử và sự tôn quý tối thượng của Phật tử đến với Đức Phật và các chư vị Bồ tát.
  • Sen đỏ: Tượng trưng cho bản chất nguyên thủy, trái tim thanh tịnh, từ bi hỉ xả và là loại sen của Quán Thế Âm Bồ Tát.
  • Sen xanh: tượng trưng cho trí tuệ, tri thức tối thắng. Đây là loại sen của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát – vị Bồ Tát hiện thân cho trí tuệ viên thành.
  • Sen tím: Là đóa sen có màu sắc huyền diệu, là biểu tượng của giáo  phái Mật Tông. Các đoá hoa có thể đang còn e ấp hoặc đã được nở bung hết. Chúng có thể được nâng đỡ bởi một cọng hay ba cọng hoa (tượng trưng cho ba phần của Garbhabatu: Vairocana, hoa sen và vajra) hoặc năm cánh hoa tượng trưng cho Năm tri thức của Vajradhatu
ý nghĩa màu sắc của hoa sen trong phật giáo

Thông qua bài viết trên, Tháp Long Thọ  mong rằng mình đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Giúp bạn có thể nắm rõ  được ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo là gì và vì sao hoa sen lại thường được sử dụng để  dâng làm hoa cúng cho các vị Phật và Bồ Tát. Hãy thường xuyên dâng những búp hoa sen đẹp nhất, tinh khiết nhất cho chư Phật và Bồ Tát để thể hiện lòng tôn kính, sự biết ơn đối với chư Phật và gia tiên nhé!