
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
Danh mục bài viết
Phong tục dâng hương lên Phật, ông bà, tổ tiên là một trong những hoạt động trong đời sống tâm linh hằng ngày của người Việt. Dâng hương như thế nào cho đúng, kiêng kị điều gì khi thắp hương,…tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết sau đây mà Tháp Long Thọ chia sẻ đến bạn.
Xét theo ngữ nghĩa của từng từ, dâng có ý nghĩa đưa lên một cách cung kính, trang trọng; hương có nghĩa là mùi thơm. Dâng hương thường được hiểu là hoạt động đốt một vật có mùi thơm – thông thường là nhang dâng lên ông bà, tổ tiên trong gia đình hoặc dâng lên Phật, thần thánh mười phương,…
Thắp hương đặt trên bàn thờ tổ tiên trong gia đình từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thông của người Việt. Không chỉ dâng hương vào các ngày lễ, Tết, giỗ người thân,…chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh dâng hương diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Đây không phải là hành động mê tín mà nén hương cùng với các phong tục tập quán khác đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa con người Việt Nam.
Nguồn gốc của nghi thức thắp hương theo lịch sử ghi lại xuất phát tại Ấn Độ vào những năm 3700 trước công nguyên. Lúc bấy giờ trong các đền thờ vua chúa có những nét chạm khắc mô tả lại hoạt động thắp hương. Đến năm 618 đời nhà Tần, một vị tăng từ Ấn Độ đem hương trầm sang Trung Quốc. Từ đó, việc thắp hương được phát triển mạnh mẽ và phổ biến khắp các nước làng giềng.
Nghi thức đốt hương phổ biến nhất là tại Nhật Bản, tại đây người Nhật đã sáng tạo ra nhiều cách đốt hương cũng như các sản phẩm hương trầm khác nhau. Việt Nam ta với hơn 1000 năm Bắc Thuộc đã ảnh hưởng phong tục dâng hương này từ Trung Quốc và duy trì cho đến ngày nay, trở thành một trong những nét đẹp văn hóa.
Việc dâng hương không chỉ là nghi lễ thường thấy của Phật giáo mà các tôn giáo khác cũng có hoạt động này. Vậy ý nghĩa dâng hương theo quan niệm của đạo phật và các tôn giáo khác như thế nào?
Theo Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dùng để dâng cúng, gồm có: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực – tức nhang, bông, đèn, trà, trái, thức ăn. Tinh thần Phật giáo cho rằng việc cúng Phật chỉ nên dùng hương thơm, đèn, hoa quả tươi, trái tốt là được. Lòng thành thể hiện qua làn khói hương chứ không phải nằm ở những mâm sắm lễ linh đình, thịt cá, heo quay,… Thờ Phật không phải ở trên bàn thờ mà thờ trong tâm, do vậy ngoài việc đốt những nén hương dâng lên, chúng ta có thể dùng đức tin của mình mà thắp lên những nén tâm hương – hương tỏa từ trong tâm. Đó là lí do của việc có năm thứ hương dâng lên Đức Phật: giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.
Nhiều gia đình không hiểu rõ ý nghĩa của việc dâng hương mà thường hay lãng phí tiền bạc vào việc chuẩn bị lễ vật cúng linh đình, làm sai lệch đi ý nghĩa, tinh thần mà Phật giáo muốn hướng tới.
Ngoài Phật giáo, các tôn giáo khác cũng có nghi thức dâng hương trong các ngày lễ. Như đạo Thiên Chúa xông hương trong thánh lễ, trước bàn thờ, Kinh Thánh,… Vào trước thời chúa Jesus, những nén hương có giá trị gấp nhiều lần so với vàng bạc châu báu, được xem là vật quý giá thiêng liêng. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng những loài cỏ cây thơm do Đức Chúa Trời ban cho và đã thấm nhuần hương thơm của Chúa Trời.
Ngoài ra, Ấn Độ giáo dùng hương thơm để thư giãn, giữ cho đầu óc và tinh thần được tập trung khi ngồi thiền. Đạo Phù Thủy (Wiccanism) sử dụng mùi hương để trở về với sức sống thiên nhiên, trong khi đó đạo Khổng thì khói hương đại diện cho Đại Trượng Phu, ám chỉ việc bay lên chứ không lặn xuống.
Thuở sơ khai khi con người phát hiện ra lửa, dùng lửa để nướng thịt, phát sáng,…họ còn phát hiện ra ngọn lửa khi cháy tạo ra hương thơm khác nhau tùy vào vật liệu. Dần dần con người đã biết dùng mùi hương để chữa bệnh, bệnh về thân thể lẫn bệnh tâm lý.
Khi nén hương được đốt lên, khói hương lan tỏa nghi ngút tạo nên không khi thanh tịnh, ấm áp và có phần trang nghiêm. Đôi khi làn hương khói đó mang lại bầu không khí trong lành trong những căn phòng có người qua đời hoặc bệnh nặng.
Ngoài ra, nén hương còn được thắp lên để kết nối giữa âm dương, mang những lời cầu nguyện của con người đến với cõi âm, cõi thần tiên mà người Việt ta thường hay truyền tai nhau.
Có rất nhiều quan niệm về các con số khi thắp hương nhưng người Việt ta thường chọn số lẻ là 1,3,5,7,9 với ý nghĩa sau:
Ngoài ra trong thuyết âm dương lưỡng hợp, số lẻ đại diện cho cõi dương, chẵn là âm. Do vậy việc thắp hương thường hay chọn số lẻ. Tuy nhiên, thắp 1,3,5,7 hay 9 nén hương mang ý nghĩa khác nhau nhưng về bản chất những nén hương này đều giống nhau, đều có cùng mục đích gửi gắm niềm tin, lời cầu nguyện của con người. Hiện nay, nhiều ngôi chùa thường khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp 1 nén nhang, tránh hỏa hoạn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường.
Thắp hương cũng như các nghi lễ khác, người thắp hương cần lưu ý những điều sau:
Như đã đề cập ở trên, khói hương chính là sợi dây kết nối giữa người với cõi âm, cõi dương, với thần tiên trên cao, giúp chúng ta chuyển những lời cầu nguyện đến thần linh. Vì vậy, khi thắp hương ở bất cứ đâu cần khấn vái để thần linh chứng giám và phù hộ.
Mỗi khi dâng hương trước bàn thờ cần lưu ý ngoài việc dâng hương bằng cả tấm lòng thành còn cần phải có chánh niệm, tức tập trung vào việc đốt hương và cầu khấn. Chuyện trò đùa giỡn khi dâng hương là điều không nên.
Một điều nữa cần ghi nhớ khi dâng hương chính là việc cắm hương vào bát hương (lư hương). Phải cắm từng nén hương với hai tay, cắm ngay thẳng để thể hiện tấm lòng ngay thẳng. Đặc biệt khi mới lập bát hương nên cắm chính giữa 3 nén, sau đó mỗi khi thắp hương sẽ cắm vòng tròn sát cạnh bát hương, cắm đủ vòng ngoài rồi đến vòng kế tiếp cho đến khi vào tâm của bát.
Nhiều người thường không lưu ý vấn đề này, cắm chen chúc nhau, cắm nghiêng ngả. Điều này hoàn toàn không tốt bởi bát hương sum suê đầy đủ cũng thể hiện gia đình đầm ấm, quây quần bên nhau.
Dâng hương là nghi thức tâm linh thiêng liêng, là nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn, người dâng hương cần kiêng kỵ vài điều sau:
Thắp hương vào buổi tối là điều không nên vì ban đêm không chỉ là thời gian nghỉ ngơi, cần được thư giãn của gia đình mà còn là thời điểm vong linh lang thang. Thắp hương khấn vái vào thời điểm này đôi khi sẽ tạo cơ hội dẫn đường cho ma quỷ đến quấy phá, làm loạn trong nhà. Vì lẽ đó, việc thắp hương tốt nhất nên diễn ra vào sáng sớm.
Việc thắp hương nhằm thể hiện lòng thành kính của người dâng hương đến với gia tiên và thần linh. Tuy nhiên, không bắt buộc phải dâng hương mỗi ngày cũng như không nhất thiết phải thắp hương mỗi sáng hay chuẩn bị lễ vật cầu kì.
Phật tử tốt nhất nên thắp hương vào những ngày đặc biệt như lễ, Tết, giỗ, mùng 1,… chuẩn bị kèm theo lễ vật như hoa quả, đèn nến,…, phù hợp với kinh tế gia đình và thể hiện lòng thành là được.
Không chỉ riêng đối với việc thắp hương mà bất kì nghi lễ cúng tế nào, gia đình nên mở cửa, bật đèn cho sáng, chuẩn bị lễ vật đầy đủ rồi thắp hương. Việc mở rộng cửa không chỉ giúp không khí trong nhà thoáng đãng, đỡ mùi hương khói mà còn thể hiện việc đón bề trên, ông bà gia tiên về phù hộ gia đình.
Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích cần biết về nghi thức thắp hương trong đời sống tâm linh. Hi vọng qua bài viết này, Tháp Long Thọ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi thức dâng hương cũng như biết cách giữ gìn nét đẹp văn hóa này.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ