
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
Tảo mộ là nét đặc trưng trong văn hóa dân tộc Việt nam. Đây là lúc con cháu tu bổ, cúng kiến tại phần mộ gia tiên để bày tỏ lòng hiếu đạo đối với tiền nhân.
Tục ngữ Việt Nam thường hay có câu “ Uống nước nhớ nguồn”, đây là câu tục ngữ mà mọi thế hệ nước Nam ta được răn dạy bao đời nay. Tương ứng với đó là tục tảo mộ hàng năm được diễn ra bằng tất cả tấm lòng thành kính của hậu bối đối với người đi trước.
Vào tiết thanh minh, người Việt luôn giữ lệ tảo mộ với các cách thức khác nhau tùy theo quy định dòng họ. Đây là dịp người còn sống thực hiện những nghĩa vụ thiêng liêng dành cho người đã mất. Ngày mọi người tề tựu gắn kết tình thân gia đình, làm nổi bật lên tình thần đoàn kết keo sơn vốn có của dân tộc.
Xem thêm: Tết thanh minh là ngày gì? Tết thanh minh có kiêng kị gì không?
Hàng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại ùn ùn tấp nập cùng nhau mang theo cuốc xẻng, đèn hoa đến mộ phần tổ tiên chuẩn bị cho việc tảo mộ.
Những người trong nhà, mỗi người 1 việc cùng nhau bắt tay vào dọn dẹp, xây sửa phần mộ người quá cố trong dòng họ. Mặc dù là ngày thăm viếng người đã khuất nhưng không khí ngày này vui như tết. Người người qua lại tấp nập, lễ vật cúng bái muôn màu muôn dạng tô điểm cho tiết thanh minh trong sạch. Nhưng cho đến khi khấn vái trước tổ tiên, ai nấy đều đồng loạt nghiêm trang, đầy thành kính hướng về 1 nơi, tỏ bày tâm sự, lòng biết ơn đến các bậc tiền nhân.
Điều đó đã góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa của 1 tập tục đầy tính nhân văn sâu sắc.
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Cây đại thụ nào cũng được nuôi lớn lên từ gốc rễ, biển cả có bao la đến đâu cũng phải bắt nguồn từ nhiều dong suối nhỏ chảy thành sông rồi đưa ra biển. Cái chính là muốn nói trong tiềm thức của mỗi người phải luôn nhớ về gốc gác tổ tiên, không được chối bỏ hãy lãng quên nguồn cội đã sinh ra mình.
Tục tảo mộ được ra đời dựa trên những tư tưởng đó để tiếp tục duy trì và phát triển cho đến tận ngày nay. Đây là dịp không chỉ để mọi người trong gia đình cùng tưởng niệm, thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính đến người đã khuất, mà còn là dịp những người con xa xứ sắp xếp về đoàn tụ quây quần cùng người thân, tạo nên 1 ngày tết ấm áp sum vầy.
Ngày tảo mộ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ lễ vật như :
Công việc chính của ngày này vẫn là sửa sang, dọn dẹp mộ phần. Mộ đất thì phải nhỏ sạch cỏ xung quanh và trên mộ, kiểm tra xem có hang chuột, hang côn trùng nào xâm nhập quấy phá hay không rồi đắp thêm đất gia cố lại phần mộ. Mộ xây thì quét tước sạch sẽ toàn các mặt của mộ và xung quanh, tránh việc chỉ làm sạch mặt trước mà bỏ quên mặt sau.
Lúc dâng lễ vật xong, người đọc bài văn khấn tổ tiên phải là người con trưởng hoặc là người lớn tuổi nhất nhà. Người trong nhà phải luôn nghiêm trang, thành tâm trong lúc khấn vái tổ tiên để linh hồn người đã khuất được an yên nhất.
Vì đây là tập tục bày bỏ lòng thành với gia tiên nên bạn hãy nhớ tránh làm những điều sau để thực hiện đúng ý nghĩa của việc tảo mộ, cũng như tránh đi những xui rủi không đáng có.
Qua những thông tin Tháp Long Thọ đã chia sẻ về tục tảo mộ, bạn đọc hãy nắm vững những kiến thức về nét văn hóa truyền thống dân tộc, cũng như giữ gìn và thực hiện đúng cách tập tục của ông bà từ trước đến nay.
Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc về những nghi thức tảo mộ hay cần những dịch vụ bày tỏ lòng thành với người đã khuất, hãy liên hệ đến chúng tôi để nhận được quyền tư vấn miễn phí, chi tiết và tận tâm nhất.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ