Tang lễ đạo Tin lành cũng như những tang lễ của các tôn giáo khác, sẽ có những nghi thức riêng biệt nhằm thể hiện nét văn hóa tôn giáo đặc sắc. Đọc bài viết sau đây của Tháp Long Thọ để cùng tìm hiểu các nghi thức trong tang lễ Tin lành nhé.
Nghi thức tang lễ cho người hấp hối
Khi người thân đang trong giai đoạn hấp hối, gia đình cần thực hiện nghi thức đọc kinh cầu nguyện, nhằm đem lại sự bình an cho họ.
Nghi thức này được xem là một hình thức chính thức phó thác linh hồn người đang hấp hối với Chúa Trời, cầu mong người hấp hối sau khi ra đi có thể yên nghỉ an yên.
Các nghi thức trong tang lễ Tin lành
Tang lễ Tin lành sẽ diễn ra các nghi thức như sau:
Lễ ký thác lần đầu
Trước khi thực hiện việc nhập quan, gia đình sẽ thực hiện lễ ký thác lần đầu, tức lễ cầu nguyện nhằm an vị cho người mất trong quan tài.
Đây là nghi thức dường như được xem là bắt buộc cần thực hiện khi tổ chức tang lễ cho người theo đạo Tin lành. Vì giai đoạn này vô cùng quan trọng và ý nghĩa.
Lễ phát tang
Lễ phát tang không phải là nghi lễ bắt buộc trong tang lễ Tin lành. Tùy thuộc vào gia đình quyết định có thực hiện nghi lễ này hay không.
Tuy nhiên, để tang người mất từ bao đời nay vẫn luôn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp, vẫn luôn khuyến khích duy trì dù không phải nghi thức của bất kì tôn giáo nào.
Lễ cầu nguyện
Lễ cầu nguyện trong tang lễ Tin lành cần được thực hiện ít nhất một lần trong suốt thời gian diễn ra tang lễ.
Người Tin lành cho rằng việc cầu nguyện lúc này là để an ủi, đem lại sự bình an, may mắn cho người còn sống chứ không phải cho người đã khuất. Bởi người theo đạo Tin lành đã đặt trọn niềm tin vào Chúa Trời, khi qua đời thì linh hồn họ sẽ được Chúa Trời rước về, không còn bệnh tật hay đau đớn trên thể xác.
Do vậy, nghi thức cầu nguyện cũng nhằm mục đích nhắc nhở gia đình người mất về ân sủng này, mong họ giữ được sự bình thản trước ra đi của người thân.
Lễ an táng
Lễ an táng sẽ được thực hiện trước khi an táng người mất. Gia đình có thể cử hành tại nhà quàn hoặc đem về nhà thờ để làm lễ. Vì theo quan niệm của đạo Tin lành, người nào khi sống đi lễ ở nhà thờ nào, khi mất sẽ làm lễ tại nhà thờ đó.
Lễ ký thác cuối cùng
Lễ ký thác cuối cùng sẽ cử hành trước giờ hạ huyệt. Đây là nghi lễ đưa thân xác xuống mộ phần.
Và sau một năm kể từ ngày diễn ra đám tang, gia đình có thể thực hiện lễ tưởng niệm chính thức cho người đã khuất.
Có thể thấy, người Tin lành làm tang lễ không cầu kỳ, không mê tín dị đoan, không cúng kính hay đốt giấy tờ vàng mã rải đầy đường, không kèn không trống khi đưa tang,… Họ tổ chức khá đơn giản nhưng thể hiện được sự văn minh trong việc bảo vệ môi trường cũng như thể hiện được tình nghĩa giữa bà con trong cộng đồng Tin lành dành cho nhau.
Nói như thế không có nghĩa là tang lễ tổ chức qua loa, ẩu thả. Dù theo bất kì tôn giáo nào, tang lễ vẫn nên tổ chức một cách trang nghiêm, lịch sự để tiễn đưa người đã khuất một đoạn đường cuối. Để tổ chức tang lễ Tin lành thật chu toàn và diễn ra suôn sẻ, gia đình có thể lựa chọn dịch vụ tang lễ tại Tháp Long Thọ để hỗ trợ quá trình tổ chức.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0888 000 7000 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 76 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3, TPHCM để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ bạn nhé.