Tin tức

Nghi thức hỏa táng công giáo diễn ra như thế nào?

nghi thức hỏa táng công giáo

Hỏa táng và địa táng là cách thức mai táng người Công giáo qua đời được Giáo hội thừa nhận. Dưới đây là chi tiết về nghi thức hỏa táng Công giáo cùng những lưu ý trong hỏa táng Công giáo mà khi cử hành cần biết.

Hỏa táng là gì? Hỏa táng trong Công giáo xuất hiện từ khi nào?

Hỏa táng còn được gọi cách bình dân vắn tắt là “hỏa thiêu” hay “thiêu”. Đây là hình thức an táng người chết bằng cách thiêu xác để lấy tro cốt đựng trong hũ, bình hay còn gọi là tiểu. Hỏa táng được thực hiện tại các trung tâm hỏa táng. Sau đó, người ta đem chôn cất trong phần mộ như an táng, hoặc đưa vào gửi ở nhà Phục sinh hay đưa về gìn giữ tại tư gia.

Từ năm 1963, hỏa táng được Giáo Hội Công giáo nhìn nhận là cách mai táng hợp pháp. Xuất phát từ thực tế cuộc sống và sau khi xem xét thực chất của việc hỏa táng, Giáo Hội nhận định “hỏa táng tự thân không đi ngược với truyền thống Ki-tô giáo.” Vì sự gia tăng dân số và đô thị hóa, người chết phải thu gọn để nhường chỗ cho người sống nên hỏa táng đang mỗi lúc một thịnh hành.

Các nghi thức trước khi tiến hành hỏa táng

Trước khi tiến hành nghi thức hỏa táng, người công giáo thường có thánh lễ an táng. Đây là phần quan trọng không thể thiếu trong nghi thức hỏa táng Công giáo. Bao gồm các việc sau:

Thông báo đến giáo xứ

Trước tiên cần gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp giáo xứ để xin sắp xếp lịch trình. Lịch trình sẽ được thực hiện qua giáo xứ, gồm Canh thức cầu nguyện, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng.

Thánh lễ An táng

Thánh lễ An táng là phần phụng vụ chính của tang lễ Kitô giáo. Thánh lễ An táng, do linh mục chủ sự, diễn ra tại nhà thờ giáo xứ, thường vào ngày an táng. Phụng vụ Thánh Thể, đối với người Công giáo, là một phần của Thánh lễ.

nghi thức tang lễ công giáo

Nhằm cổ vũ và tỏ lòng quý trọng đối với các mối liên hệ gia đình, những người không Công giáo trong các gia đình Công giáo cũng được mai táng trong nghĩa trang Công giáo.

Giáo hội khuyên nên mai táng các tín hữu Công giáo tại nghĩa trang Công giáo. Vì việc mai táng tại nghĩa trang Công giáo đã được làm phép là dấu chỉ của lời hứa khi chịu phép Rửa tội. Đồng thời, dù đã qua đời, việc này vẫn làm chứng cho niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.

Trẻ em chết trước khi được Rửa tội, chết ngay lúc chào đời hoặc bị sẩy thai, cũng được cử hành Nghi thức An táng Công giáo nếu cha mẹ trước đó đã muốn con mình được rửa tội.

Xem thêm: Nghi thức tổ chức tang lễ cho người Công giáo

Diễn tiến nghi thức hỏa táng công giáo

Sau phần thánh lễ kết thúc sẽ là nghi thức an táng cho người đã mất. Lúc này tất cả người tham dự sẽ cùng hướng về quan tài người đã mất để cử hành nghi thức an táng trước khi chôn cất hay hỏa táng.

Nghi thức phó dâng và từ biệt

Sau lời kết lễ, linh mục chủ sự đi xuống đứng gần quan tài để cử hành nghi thức phó dâng và từ biệt, cũng có thể dời Nghi thức này ra nơi hỏa táng. Thánh giá và hai nến cao đứng ở đầu quan tài. Bốn người giúp lễ đứng hai bên linh mục, cầm bình nước thánh và bình hương lửa. Trước khi cử hành nghi thức, ca đoàn hát một bài về mầu nhiệm phục sinh.

linh mục chủ sự cử hành nghi thức phó dâng và từ biệt

Linh mục chủ sự mời gọi cộng đoàn:

“Anh chị em thân mến, trong khi thi hành nhiệm vụ hỏa táng thi hài này, chúng ta nài xin cho tôi tớ Chúa là tên thánh và họ tên của người đã mất mà chúng ta hỏa táng, nhờ quyền năng Chúa, được sống lại trong hàng ngũ các thánh, và cho linh hồn tôi tớ Chúa được sum họp với các thánh và những người đã tin Chúa.

Nguyện xin Chúa mở lượng nhân từ trong khi xét xử, để tôi tớ Chúa là T. được cứu độ và giải thoát khỏi hình phạt tội lỗi, được giao hòa với Chúa Cha, được Đấng chăn chiên lành ôm vào lòng, đưa về đoàn tụ cùng Vua muôn đời, để đáng được hưởng nguồn vui bất diệt làm một với cộng đoàn các Thánh”.

Linh mục rảy nước thánh và xông hương trên linh cữu, trong khi đó ca đoàn hát.

linh mục cử hành nghi thức hỏa táng

Sau bài hát, linh mục chủ sự đọc lời nguyện sau đây:

Lạy Cha rất nhân từ, chúng con xin phó dâng linh hồn người anh (chị) em chúng con trong tay Cha. Xin cho chúng con được hy vọng chắc chắn linh hồn tên thánh người đã mất sẽ được sống lại cùng Chúa Kitô trong ngày sau hết, cũng như mọi người đã qua đời trong ơn nghĩa Chúa Kitô. Vậy xin Chúa lấy lòng nhân từ nghe lời chúng con khẩn nguyện mà mở cửa thiên đàng cho tôi tớ Chúa, và cho chúng con đang còn ở lại, được dùng lời lẽ đức tin mà an ủi nhau, đợi ngày mọi người tái ngộ trong Chúa Kitô, được sống mãi với Chúa và bên cạnh tôi tớ Chúa là tên thánh người đã mất. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.”

CĐ. Amen. Sau đó ca đoàn hát tiếp bài Lạy các Thiên Thần Chúa

Di quan

các đô tùy khiêng quan tài lên xe tang

Sau bài hát, các đô tùy khiêng quan tài lên xe tang.

Tại nơi hỏa táng

Trước khi đưa linh cữu vào lò hỏa táng, nên cử hành nghi thức tiễn biệt người đã mất:

Linh mục: Chúa ở cùng anh chị em.

Cộng đoàn: Và ở cùng cha.

Linh mục: Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa toàn năng đã muốn gọi tôi tớ Chúa là …(tên thánh linh hồn đã mất) ra khỏi cuộc sống này mà về với Chúa, vậy chúng ta tin tưởng phó thác tôi tớ Chúa đây cho lòng thương xót của Chúa.

Chúa Kitô là Đấng đầu tiên đã từ cõi chết sống lại, Người sẽ biến đổi thân xác hư hèn của chúng ta nên giống thân thể sáng láng của Người; vậy chúng ta xin trao gởi người anh (chị) em chúng ta cho Chúa, để Chúa đón nhận và đưa vào chốn bình an của Người, và cho thân xác tôi tớ Chúa được sống lại trong ngày sau hết.

Lời nguyện cộng đoàn

Linh mục: Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa là Cha đã cho Đức Giêsu Kitô đến thanh tẩy chúng ta bằng lửa trong Thánh Thần, và đã ban Chúa Thánh Thần như lửa sưởi ấm linh hồn ta. Người cũng mời gọi chúng ta dâng hiến đời sống cho Người như lễ vật toàn thiêu. Với những xác tín ấy, chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời nguyện xin tha thiết:

1.Xướng. Con Một Chúa là Đức Giêsu Kitô đã đem lửa xuống trần gian, và Người không ước ao gì hơn là thấy lửa ấy bùng lên. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho ánh sáng tin mừng, được thắp lên trong toàn Giáo Hội và trên khắp hoàn cầu. Chúng con cầu xin Chúa.

Đáp. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2.Xướng. Như ngọn lửa vật chất sắp thiêu đốt thi hài …(tên thánh linh hồn đã mất), chúng ta hãy cầu xin Chúa cho ngọn lửa mến Chúa yêu người cũng luôn thiêu đốt tâm hồn chúng ta. Chúng con cầu xin Chúa.

Đáp. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3.Xướng. Xưa Chúa đã cho ngôn sứ Êlia về trời trong một cỗ xe bằng lửa. Nay qua ngọn lửa này, chúng ta hãy cầu xin Chúa thương đón nhận linh hồn …(tên thánh linh hồn đã mất) vào Nước Trời. Chúng con cầu xin Chúa.

Đáp. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4.Xướng. Cũng như thân xác của…(tên thánh linh hồn đã mất) sắp thành những hạt bụi mất hút trong lòng đời, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta, biết quên mình trong cuộc sống phục vụ anh em. Chúng con cầu xin Chúa.
Đáp. Xin Chúa nhận lời chúng con.

5.Xướng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các thân nhân của…(tên thánh linh hồn đã mất). nhận được mọi ơn lành của Chúa, và gặp được nơi mọi người lòng yêu mến thiết tha, như ngọn lửa an ủi và sưởi ấm tâm hồn. Chúng con cầu xin Chúa.

Đáp. Xin Chúa nhận lời chúng con.

Kinh lạy cha

Linh mục xướng: Lạy Cha chúng con ở trên trời…

Kế đó, ngài đọc lời nguyện sau đây:

Linh mục: Lạy Chúa, giờ đây chúng con phó dâng linh hồn …(tên thánh linh hồn đã mất). cho tình thương của Chúa, và chúng con hỏa táng (tên thánh linh hồn đã mất) như một của lễ toàn thiêu dâng lên Chúa. Xin cho lễ hiến dâng này, cùng với tình yêu của gia đình và cộng đoàn chúng con, được kết hiệp với Chúa Giêsu trên thập giá thành một của lễ đẹp lòng Chúa. Xin cho đời chúng con và mọi lời chúng con cầu nguyện cũng được như hương trầm tỏa bay trước nhan Chúa, để cầu cho …(tên thánh linh hồn đã mất). và mọi người đã chết trong ân tình Chúa được vào hưởng vinh quang Chúa muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Cộng đoàn: Amen.

Linh mục: Lạy Chúa, xin cho linh hồn …(tên thánh linh hồn đã mất). được nghỉ yên muôn đời.

Cộng đoàn: Và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên linh hồn (tên thánh linh hồn đã mất).Linh mục chủ sự và các linh mục khác rảy nước thánh trên linh cữu trong khi ca đoàn hát bài ca tiễn biệt.

Thánh ca

Kinh vực sâu

Sau bài ca tiễn biệt, cộng đoàn đọc kinh Vực sâu.

Lời cảm ơn

đại diện tang quyến cảm ơn lần cuối

Nếu Linh mục hay người đại diện chưa nói lời cảm ơn ở nhà thờ thì có thể cảm ơn ở đây.

Đại diện tang quyến hay linh tộc… cảm ơn lần cuối.

Hát từ biệt (hát hai lần)

Dấu thánh giá – Kết thúc nghi thức hỏa táng công giáo

Những lưu ý trong nghi thức hỏa táng Công giáo

Trong nghi thức hỏa táng Công giáo, cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Rất nên cử hành Thánh lễ An táng hoặc Phụng vụ An táng tại Thánh lễ, nơi có thi hài người quá cố trước khi hỏa táng.
  • Nếu việc hỏa táng đã diễn ra trước Phụng vụ An táng, cha sở có thể cho phép cử hành Phụng vụ An táng có tro cốt của người quá cố. Không phủ vải trên quách hoặc bình đựng tro cốt.
  • Chỉ các biểu tượng Kitô giáo mới được đặt trên hoặc kê gần quan tài trong lúc cử hành nghi thức hỏa táng công giáo. Các quốc kỳ hoặc huy hiệu hội đoàn được cất khỏi quan tài lúc đến cửa nhà thờ và được đặt lại sau khi quan tài đã được đưa ra khỏi nhà thờ (Nghi thức An táng Công giáo #38 và #132).
  • Tro cốt của người tín hữu phải được đặt an nghỉ tại một nơi thánh, nghĩa là tại một nghĩa địa hoặc trong một số trường hợp, tại nhà thờ hay một nơi đã được hoạch định cho việc này và được tín thác cho thẩm quyền có năng cách của Giáo Hội. (Xem thêm Hũ tro cốt ý nghĩa tại Tháp Long Thọ)
  • Không được phép giữ tro cốt người tín hữu quá cố tại tư gia, càng không được chia tro cốt ra làm nhiều bình rồi giữ mỗi nhà một bình.
nhà hài cốt

Việc tiễn đưa người thân yêu đã qua đời là việc quan trọng. Cách bạn tổ chức và cử hành lễ tang thể hiện sự trân trọng của bạn đối với người đã khuất. Lựa chọn nghi thức hỏa táng Công giáo hay địa táng Công giáo thì cũng có những nghi thức cử hành cơ bản nhất cần tuân theo. Hãy lựa chọn một dịch vụ tang lễ uy tín để giúp gia đình bạn tiễn đưa người thân đi một cách kính trọng nhất.

Tháp Long Thọ cung cấp dịch vụ hỏa táng theo tôn giáo, đảm bảo sự trang nghiêm cũng như những nghi thức tôn giáo của khách hàng. Bạn có thể yên tâm vì đã có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chu toàn cho tang lễ của người thân đã khuất.