Tin tức

Có nên gửi tro cốt người đã mất lên chùa hay không?

có nên gửi tro cốt người đã mất vào chùa

Có nên gửi tro cốt người đã mất lên chùa hay không là câu hỏi nhiều người đặt ra sau sự việc xảy ra tại chùa Kỳ Quang 2, Gò Vấp. Tháp Long Thọ xin chia sẻ một vài quan điểm về vấn đề này tại bài viết sau.

Gửi tro cốt vào chùa có lợi ích gì?

Trong một xã hội mà yếu tố tâm linh được đặt lên hàng đầu bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” như Việt Nam ta, nhiều gia đình cho rằng gửi tro cốt người thân đã mất vào chùa là việc tốt. Nhưng lý do gì mà nhiều người Việt chọn hình thức gửi tro cốt người thân ở chùa? 

Người Việt thường quan niệm rằng “sống có nhà, thác có mồ”, cái mồ quan trọng hơn cái nhà. Vì ngôi nhà chỉ sống một đời còn mồ mả ảnh hưởng đến mấy đời con cháu về sau. Do vậy vì hiếu đạo lễ nghĩa, nhiều gia đình thường xây ngôi mộ để chôn cất người đã khuất. Tùy điều kiện kinh tế của từng gia đình mà phần mộ sẽ có sự khang trang, to nhỏ khác nhau. Phần mộ này không chỉ là nhà của người mất mà còn là nơi để con cháu tập hợp về mỗi dịp giỗ hằng năm, nhắc nhở con cháu đừng quên nắm xương tàn của người quá cố. Việc làm này dường như đã trở thành một phong tục của người Việt suốt nhiều thế kỉ qua.

gửi tro cốt vào chùa để làm gì

Nhưng theo quy định về vệ sinh môi trường, khu nghĩa trang phải nằm xa trung tâm, khu dân cư, trong khi chùa hầu như ở các phường, xã đều có. Do vậy, gửi tro cốt vào chùa tạo điều kiện viếng thăm thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian hơn so với đi thăm mộ ở các khu nghĩa trang. 

Bên cạnh đó, nhiều người quan niệm rằng gửi tro cốt người đã mất vào chùa để nghe kinh, tu tập, hưởng phước đức từ chư Tăng sẽ sớm được siêu thoát, vãn sanh vào cõi an lành. 

Chùa nào nhận giữ tro cốt?

Vì những lí do trên, hiện nay nhiều gia đình sau khi hỏa tángcúng 49 ngày cho người mất thường đem tro cốt gửi vào chùa. Do vậy, chùa nào nhận giữ tro cốt là điều nhiều người quan tâm. Tháp Long Thọ chia sẻ một vài địa điểm sau tại TP.HCM để gia đình tham khảo: 

Chùa Vĩnh Nghiêm

Được xây dựng vào năm 1964 với kinh phí hoàn toàn do các Phật tử đóng góp, chùa Vĩnh Nghiêm có những công trình nổi bật như: 

  • Cổng Tam Quan
  • Tòa Chánh Điện Trung Tâm
  • Bảo Tháp: Tháp Quan Thế Âm, Tháp Xá Lợi, Tháp Đá
chùa vĩnh nghiêm nhận giữ tro cốt

Không chỉ là nơi các Phật tử đến lễ Phật, cúng dường, chùa Vĩnh Nghiêm còn hỗ trợ việc giữ tro cốt người đã mất trong chùa. 

Địa chỉ: 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 07, quận 03, TP.HCM. 

Pháp viện Minh Đăng Quang

Pháp Viện Minh Đăng Quang mang tên vị Tổ Sử sáng lập hệ phái Khất Sĩ được Hòa Thượng Thích Giác Nhiên phát tâm xây dựng vào năm 1968. Các hạng mục công trình kiến trúc chính tại pháp viện gồm:

  • Tòa Chánh Điện Trung Tâm
  • Bảo Tháp Ca Diếp
  • Bảo Tháp Xá Lợi Phất
  • Bảo Tháp Hồng Ân 
  • Bảo Tháp Tứ Ân
  • Ký Túc Xã Tăng Ni
pháp viện minh Đăng quang nhận lưu trữ tro cốt

Địa chỉ: 505, đường Xa Lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 02, TP.HCM

Chùa Huê Nghiêm Giảng Tự

Chùa do hòa thượng Thọ Dã phát tâm xây dựng vào năm 1954 và trùng tu hoàn thành vào năm 2001. Các hạng mục công trình kiến trúc chính của chùa gồm:

  • Cổng Chùa
  • Chánh Điện Trung Tâm
  • Khu Nhà Phụ
nhận tro cốt tại chùa huê nghiêm giảng tự

Địa chỉ: 53/5a Nhiêu Tứ, phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Chùa Diệu Pháp Tự

Chùa được Sư Cô Thích Nữ Tinh Huê sáng lập vào năm 1972 và được trung tu vào năm 1990. Chùa được xây dựng 2 tầng lầu và 1 tầng trệt. 

chùa diệu pháp tự nhận lưu giữ tro cốt

Địa Chỉ: 925/10, đường Hậu Giang, phường 11, quận 06, TP.HCM

Chùa Nam Phổ Đà

Chùa do hòa thượng Thống Lương và Thanh Thuyền sáng lập vào năm 1945.

chùa nam phổ Đà nhận gửi tro cốt

Địa Chỉ: 735, đường Hồng Bàng, phường 06, quận 06, TP.HCM.

Trên đây là một vài ngôi chùa nhận giữ tro cốt mà Tháp Long Thọ chia sẻ đến bạn.

Giá gửi tro cốt vào chùa?

Hiện nay, việc nhận lưu tro cốt tại các ngôi chùa vẫn chưa được chuẩn hóa theo một quy trình cụ thể. Chi phí gửi tro cốt vào chùa cũng tùy vào từng nơi quy định khác nhau hoặc tùy tâm gia đình cúng dường. 

Cụ thể tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), Thượng tọa Thích Thanh Lực chia sẻ với phóng viên rằng: “Chi phí gửi tro cốt vào chùa tăng theo thời gian, cách đây 5-6 năm là 10 triệu đồng và hiện là 15 triệu đồng. Khi đưa tro cốt người thân vào đây đều phải đóng phí, có biên lai, ai cũng vậy, áp dụng như nhau, cùng một giá. Những trường hợp người khó khăn, có thể làm thủ tục giảm phí 50% hoặc miễn phí” (Báo Tuổi trẻ, 06/09/2020). 

Tại chùa Phước Viên (Q.Bình Thạnh), ni trưởng Thích Nữ Từ Nhẫn cho hay hiện tại chùa chỉ nhận giữ tro cốt được chuyển hóa thành thạch cốt ép pha lê và ảnh thờ pha lê. Chi phí gửi thờ thạch cốt là 5 triệu đồng, thờ ảnh pha lê là 1 triệu đồng. Khi gửi tro cốt tại đây, tro cốt người mất sẽ được cúng 100 ngày. Nhà chùa sẽ nhờ dịch vụ chuyển từ tro cốt sang thạch cốt, sau đó được rước trở lại chùa. Thạch cốt và ảnh thờ pha lê của người mất được thờ vĩnh viễn. 

Gửi tro cốt vào chùa có đúng với Phật giáo không?

Xuất phát từ mong ước người đã khuất gửi vào chùa sẽ sớm được siêu thoát về miền cực lạc, nhưng quan niệm này có đúng với Phật giáo không? 

Trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam không có quy định hay chỉ đạo nào về việc phải gửi tro cốt vào chùa. Việc quản lý, tiếp nhận tro cốt người đã khuất ở các chùa lâu nay chủ yếu mang tính chất lễ nghi tùy theo mỗi chùa. Do vậy dễ dẫn đến nhiều hệ lụy như việc tro cốt bị vứt lộn xộn, rơi di ảnh tại chùa Kỳ Quang 2 những ngày đầu tháng 9/2020 vừa qua.

vụ việc tro cốt tại chùa kỳ quang 2

Thông thường các chùa hiện nay sẽ cử vài người chăm lo, giữ gìn tro cốt. Những người này có thể là người dân sống gần đó hoặc người chưa đắc đạo, tu hành nên dễ dẫn đến sự qua loa, tất trách, thiên vị. Thường thấy nhất chính là việc gia đình nào cúng dường tiền công đức nhiều thì tro cốt được đặt ở vị trí trang trọng, được chăm sóc kĩ càng hơn. Gia đình cúng dường ít tiền thì hũ tro cốt được đặt ở chỗ khuất, ít được chăm lo hơn,…

gửi tro cốt vào chùa

Việc gửi tro cốt vào chùa đôi khi đã vô tình khiến chùa vốn là nơi thiêng liêng, thanh tịnh trở thành “nửa chùa nửa nghĩa trang”, không còn là nơi tu hành của Phật tử, tăng ni. Đây là một phần lỗi của nhà chùa vì chưa có sự hiểu biết thấu đáo về giáo lý giác ngộ của đạo Phật. Cần phải hiểu rõ rằng đem tro cốt gửi vào chùa chỉ là tín ngưỡng trong dân gian chứ không phải là quy định hay nghi thức cần làm của đạo Phật. 

Gửi tro cốt ở đâu là tốt nhất?

Để có thể lưu giữ tro cốt người mất theo đúng hiếu đạo lễ nghĩa, gia đình có thể chọn gửi tro cốt vào chùa hoặc đem tro cốt về nhà. Nhưng sau khi sự việc tại chùa Kỳ Quang 2 xảy ra, việc gửi tro cốt vào chùa có được đảm bảo không là điều nhiều người lo lắng. 

Thấu hiểu tâm lý của các gia đình có người thân qua đời, Tháp Long Thọ cung cấp các dịch vụ tiện ích, bảo đảm uy tín, minh bạch. Đặc biệt, lựa chọn dịch vụ lưu tro cốt tại Tháp Long Thọ, gia đình có thể hoàn toàn yên tâm về “ngôi nhà thứ hai” dành cho người thân đã khuất trong gia đình. 

  • Khu vực lưu tro cốt được thiết kế khoa học.
  • Hũ đựng tro cốt được gia công tỉ mỉ. 
  • Quy trình lưu tro cốt rõ ràng, bài bản, chuyên nghiệp, đảm bảo không xảy ra bất kì sai sót nào.
  • Các tiện ích khác như Lễ cầu siêu vào ngày 29 âm lịch hàng tháng, hỏa đàn siêu độ hàng năm, bảo vệ 24/7, tổ chức cúng giỗ theo yêu cầu của gia đình, thời gian lưu cốt linh hoạt và có hợp đồng pháp lý chặt chẽ. 

Nếu có bất kì thắc mắc nào hoặc cần tư vấn, bạn có thể liên hệ qua hotline 0888 000 700 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Công viên hỏa táng Tháp Long Thọ để được nhân viên hỗ trợ. 

Nguồn:https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/vu-tro-cot-o-chua-ky-quang-2-co-nen-gui-tro-cot-vao-chua-d134369.html