Đối với cộng đồng người Hoa, tang lễ là sự tiễn biệt người đã khuất, là thời gian mà người còn sống có thể bày tỏ lòng tiếc thương, nhớ nhung người đã khuất. Do vậy, tang lễ là một sự kiện quan trọng, việc tổ chức lễ tang sẽ bao gồm rất nhiều nghi thức.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, văn hóa Trung Hoa cũng chịu ảnh hưởng và giao thoa với văn hóa nước Việt và các văn hóa khác. Tuy nhiên, tang lễ người Hoa vẫn có những điểm riêng biệt tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa của họ.
Các nghi thức trong tang lễ người Hoa
Phong tục tang ma trong tang lễ Trung Hoa sẽ bao gồm 17 nghi thức sau:
Nghi thức phủ liễm
Phủ liễm hay đình thi là nghi thức rũ bỏ quần áo của người chết. Sau đó tiến hành đặt thi thể bên cửa sổ phía nam, đắp chăn liệm đặc chế lên.
Nghi thức phục hồn
Người nhà sẽ gọi hồn người chết bằng cách lấy áo cũ của họ, chạy ra cửa phía bắc gọi tên người chết và đọc câu “hãy quay về đi” 3 lần. Sau đó, mặc lại áo này cho người chết.
Theo phong tục tập quán của người Hoa, nghi thức này còn được gọi là chiêu hồn, là nghi thức mang hình thái tín ngưỡng cổ, thể hiện việc níu kéo người chết.
Nghi thức phụng thể phách tinh thần
Đây là nghi thức mà gia đình sẽ thực hiện việc trang điểm, đi giày cho thi thể. Sau đó, đặt cơm rượu ở phía đông, sát cạnh người chết để cúng quỷ thần.
Nghi thức điếu táng
Để thực hiện nghi thức này, người thân và bạn bè đến viếng người chết phải khóc to và đưa chăn áo tặng cho người chết.
Nghi thức vi minh
Gia đình làm một lá cờ viết tên người chết, cắm vào gậy trúc và đặt phía Tây trước nhà. Tùy vào thân phận, thứ cấp người mất mà gia đình lựa chọn cách viết sao cho phù hợp.
Nghi thức trần tập sự cập hưu dục, phạn hàm chi cụ
Bày các dụng cụ dùng để tắm rửa, thay quần áo và độ phạn hàm cho người chết.
Nghi thức hưu dục, phạn hàm, tập thi
Người chết sẽ được thay đồ, tắm rửa, phạn hàm, mặc ba bộ áo mới “tam xương”.
Nghi thức thiết trùng
Linh hồn người chết thường được gọi là “trùng”. Nghi thức thiết trùng là nghi thức khắc tên người chết lên ván gỗ để tượng trưng cho linh hồn họ.
Nghi thức vu bốc trạch triệu, táng nhật
Thầy cúng chọn ngày và vị trí mộ bằng cách bói mai rùa. Sau đó, gia chủ đưa đồ cúng ra nơi chôn cất làm lễ trước.
Nghi thức ký tịch
Trước khi hạ táng 2 ngày, gia chủ sẽ đứng trước linh cữu khóc một lần nữa. Đồng thời thông báo cho mọi người về thời gian đưa ma.
Nghi thức trần tiểu liễn cập điện tiểu liễn soạn
Đặt áo quần do người thân tặng vào quan tài. Nam nữ phải bỏ hết trang sức và quấn tóc lên đầu. Đàn ông phải để lộ cánh tay và không ngừng dẫm chân khóc và đưa cơm rượu lên cúng cho người chết. Tối đó, gia đình sẽ phải đốt đèn trong sân suốt đêm.
Nghi thức đại liễm
Thực hiện nghi thức đại liễm cần quần áo dùng cho nghi lễ, cơm rượu cổ cúng, quan tài đặt trong nhà. Gia chủ và người thân sẽ đặt thi thể người chết vào quan tài.
Nghi thức thành phục
Gia chủ sẽ mặc áo tang và tiến hành cúng cơm cho người chết.
Nghi thức chiêu tịch khốc điện
Gia đình và người thân trong nhà sẽ thực hiện việc đón tiếp khách đến viếng.
Nghi thức hạ táng
Gia đình sẽ bày cỗ cúng ra ngoài cửa cử hành lễ cúng và công bố lễ vật mọi người đem tặng cho người chết. Sau đó chủ nhân và khách cùng chuyển linh cữu ra mộ và hạ táng. Khi hạ huyệt, chủ nhân nam quay mặt về hướng Tây, chủ nhân nữ quay mặt về hướng đông (không được khóc). Sau khi lấp đất xong chủ nhân mới khóc và nhảy “dõng vô toán”.
Nghi thức phản khóc cập ngu lễ
Linh vị người chết sẽ được rước quay về tổ miếu đặt trên linh đường. Bên cạnh đó, gia đình sẽ vừa khóc vừa nhảy (thể hiện sự đau buồn và an ủi người chết một lần nữa).
Nghi thức phụ tế
Phụ tế là nghi thức mà gia đình sẽ đem thần chủ người mất đặt ở vị trí thích hợp trong tổ miếu để hưởng cúng lễ tổ tiên. Sau đó chuyển linh vị người chết về nhà thờ, hết 2 năm (mãn tang) mới được mang về tổ miếu thờ.
Tháp Long Thọ chia sẻ quy trình gồm 9 giai đoạn trong đám tang người Trung Quốc như sau:
Tống chung
Tống chung là giai đoạn trước lúc lâm chung, con cháu sẽ túc trực bên cạnh để trong coi. Khi người thân đang hấp hối, nguy kịch, gia đình sẽ dời người bệnh từ phòng ngủ ra giường ván được đặt sẵn ở chính đình. Người nam sẽ đặt ở chính tẩm, phía bên phải, nữ đặt ở nội tẩm, ở bên trái.
Người Trung Hoa cho rằng chính giữa nhà là nơi tốt nhất mà người sắp chết có thể yên lòng nhắm mắt. Bên cạnh đó, họ quan niệm rằng nếu người chết trong giường ngủ thì linh hồn sẽ bị treo ở trên giường, không được siêu độ.
Sơ chung
Trong giai đoạn này, thi thể người chết sẽ được đặt nằm trên chiếc chiếu trong nội đường gọi là “hạ tháp”, đầu hướng ra ngoài, dưới chân có đặt một chiếc đại hoặc chén bát nhỏ trong đó có đựng dầu để thắp bấc đèn. Đây gọi là ngọn đèn của người chết, gọi là “trường minh đăng”. Cách làm này dựa theo tập tục của dân tộc Trung Hoa cho rằng làm như thế có thể tận trung chữ hiếu. Cần lưu ý rằng lúc này chưa lập bài vị.
Sau khi thực hiện các việc làm trên, gia đình tiến hành việc “phục lễ”, chiêu hồn, sẽ lên mồ mả tổ tiên để gọi hồn người chết trở về. Tiếp đến là bắt đầu khóc than, xác nhận rằng người thân đã thực sự lìa khỏi trần thế.
Nhập liệm
Nhập liệm còn gọi là trang liễm, là lúc mà gia đình sẽ đặt người chết vào trong quan tài.
Sau lễ nhập liệm là “thủ linh” còn được gọi là “hộ lĩnh”, con cái sẽ túc trực bên người chết để đợi đến khi nhập quan.
Báo tang
Gia đình sẽ báo tin nhà có người thân mất để cho họ hàng làng xóm biết và đến phúng viếng.
Thành phục
Khi người thân mất, việc đội tang phải theo một lễ chế nghiêm ngặt, không được có sự sai sót. Thành phục là một “nghi lễ” cơ bản, tùy vào mối quan hệ với người chết mà lựa chọn trang phục phù hợp. Bởi nhìn vào tang phục có thể biết được mối quan hệ của người chịu tang với người chết
Phúng điếu
Khi có tang lễ ở mỗi gia đình, phúng điếu được xem là nội dung quan trọng. Lễ số và phương thức phúng điếu cũng có nhiều khác biệt.
Khi có người đến phúng điếu, người đội tang thân cận nhất với người chết phải đến quỳ bái nghênh tiếp rồi mời về hầu cạnh linh đường, lúc đó cũng kèm theo nghi trượng cổ nhạc.
Người đến phúng điếu lúc này phải khấu đầu 4 lần trước linh cữu. Sau khi tang gia trả lễ xong thì đến trước phòng giao lễ.
Tiếp tam
Lễ tống tam thường làm vào lúc chiều tối, tăng chúng niệm kinh lễ Phật, hát cổ nhạc,… Sau đó, con cái người chết sẽ đem ngựa xe đưa ra cửa, đốt ở hướng tây của ngôi nhà.
Sở dĩ có phong tục này vì dân gian cho người người chết sau 3 ngày, linh hồn sẽ rời khỏi xác. Con cháu trong gia đình muốn người thân vãng sanh vào miền cực lạc nên từ đó hình thành phong tục “tiếp tam”.
Phát dẫn
Phát dẫn, hạ tang là nghi thức khi tang lễ sắp kết thúc.
Cư tang
Cư tang nhằm thể hiển sự hiếu đạo, thân tình của người còn sống đối với người mất. Trong khoảng thời gian người thân qua đời, con cháu phải ngừng lại việc sinh hoạt để thể hiện nỗi bi thương, hoài niệm người quá cố.
Trang phục trong tang lễ người Hoa
Người Trung Quốc quan niệm rằng trang phục và màu sắc sẽ thể hiện từng bối cảnh, ý nghĩa khác nhau. Tang lễ Trung Quốc cũng có 5 loại, mỗi loại có các hình thức khác nhau để biểu thị mối quan hệ giữa người đã khuất với người còn sống.
Trảm thôi: Đây là loại cao nhất trong tang phục, người mặc trảm thôi trong 3 năm được xem là “hiếu tử”. Trảm thôi chủ yếu cho con trai, con gái, con dâu mặc khi chịu tang cha mẹ. Nếu không có con trai thì cháu hoặc chắt đích tôn phải thay hoặc vợ và thiếp để tang cho chồng. Trảm thôi có chất liệu là vải gai thô, không khâu mép vải để lộ chỗ chém đứt để may áo. Dây lưng làm bằng gai thô quấn chặt phần dưới thân, tay cầm “trượng khốc tang bồng”, chân đi giày cỏ, đầu đội mũ được dùng dây gai quấn lại.
Tư thôi (cơ niên – tang 1 năm có chống gậy): Dùng vải gai thô nhưng viền mép đều và chống gậy trúc cạo nhẵn, hạn dùng trong 1 năm.
Đại công (tang 9 tháng): Vải gai mịn đã qua gia công, màu ngà, hạn mặc trong vòng 9 tháng.
Tiểu công (tang 5 tháng): vải gai mịn hơn, màu trắng, hạn mặc trong 5 tháng, là tang phục của anh em trai.
Ti ma (tang 3 tháng): may bằng vải tinh chế màu trắng, hạn mặc trong 3 tháng (loại nhẹ nhất trong ngũ tang phục).
Tang phục người Hoa cũng có sự thay đổi không ngừng trong các triều đại Phong kiến và có sự phân biệt tầng lớp, xa gần. Tuy nhiên đều lấy màu trắng là màu chủ đạo và thể hiện lễ chế tông pháp “trọng nam, trọng đích”.
Trên đây là những thông tin mà Tháp Long Thọ chia sẻ về các nghi thức trong tang lễ người Hoa. Qua đó có thể thấy, người Hoa rất chú trọng việc tổ chức đám tang cho người mất. Tang lễ của họ gồm nhiều nghi thức khác nhau và cần nhiều người hỗ trợ thực hiện.
Tuy nhiên việc tang gia bối rối, xảy sai xót là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, lựa chọn dịch vụ tang lễ để được hỗ trợ tổ chức lễ tang chu đoàn, suôn sẻ là giải pháp tốt nhất hiện nay. Hãy liên hệ với Tháp Long Thọ để được tư vấn chi tiết, hỗ trợ từ nhân viên nhé.