Tang lễ

Lý giải phong tục “Tại sao người chết phải buộc chân tay?”

tại sao người chết phải buộc chân tay

Tập tục buộc chân tay người chết đã xuất hiện từ rất lâu đời. Nhiều người vẫn thường hay thắc mắc tập tục này bắt nguồn từ đâu và tại sao phải người chết phải buộc chân tay? Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Tại sao người chết phải buộc chân tay?

Phong tục buộc chân tay người chết được bắt nguồn từ miền Bắc nước ta. Sau khi người mất lìa đời, gia quyến sẽ tiến hành tắm rửa sạch sẽ cơ thể sau đó cột chân tay người mất vào bả vai. Theo ông bà xưa, điều này sẽ giúp gia đình không gặp phải hiện tượng quỷ nhập tràng.

Quỷ nhập tràng là hiện tượng những linh hồn chết oan, không thể đi đầu thai và sống vất vưởng nơi trần gian. Những linh hồn này sẽ đi tìm xác của những người vừa mất và nhập vào. Từ đó sẽ khiến cho xác chết bật dậy và di chuyển khiến người xung quanh sợ hãi. Tương truyền rằng, khi tay và chân người chết được buộc lại thì khi quỷ nhập tràng sẽ không thể điều khiển cơ thể. Từ đó thì thi hài người mất sẽ không thể cử động được.

Tham khảo thêm: Tại sao khi người có người chết phải che gương

buộc chân tay người chết do hiện tưởng quỷ nhập tràng

Tại miền Nam, khi nhà có người mất thì người ta không cột tay chân lại mà  sẽ nhốt mèo trong nhà, đặc biệt là mèo đen. Mèo đen thường được gọi là linh miêu, nếu chúng nhảy ngang qua thi hài người chết thì xác chết đó sẽ bật dậy và di chuyển. Nếu họ đụng vào ai thì người bị đụng cũng sẽ qua  đời.

Xem thêm: Mèo đen nhảy qua người chết tạo ra hiện tượng quỷ nhập tràng

Tuy nhiên, trên thực tế thì việc xác chết cử động hoặc bật dậy đã được lý giải bởi khoa học và không liên quan gì đến hiện tượng quỷ nhập tràng. Song, với một đất nước có nền văn hóa tâm linh lâu đời như nước ta thì nhiều vùng tại miền Bắc vẫn tin tưởng và áp dụng cho đến bây giờ.

Có thể bạn quan tâm: Cúng 49 ngày cho người đã khuất và những điều cần biết

Lý giải hiện tượng xác chết có thể di chuyển

Theo khía cạnh khoa học, con người sau khi qua đời tim sẽ ngừng đập và máu ngừng lưu thông. Lúc này cơ thể sẽ dần chuyển sang màu trắng bệt và nhiệt độ cơ thể bị giảm xuống gần 1 độ C mỗi giờ. Cho đến khi máu ngừng lưu thông hoàn toàn thì thi thể sẽ cứng đơ như bị đông lạnh.

Sau từ 2 đến 3 giờ đồng hồ kể từ khi cơ thể bắt đầu nhiệt độ sẽ xuất hiện sự suy giảm ATP. ATP là phân tử vận chuyển năng lượng đến các tế bào, sự suy giảm phân tử này sẽ khiến các bó cơ trong cơ thể cứng lại. Hiện tượng đông cứng thi thể sẽ bắt đầu từ vùng mí mắt, cơ bồ và lan dần ra khắp cơ thể trong vòng 12 tiếng đồng hồ.

Xem ngay: Quần áo của người mất nên làm gì?

lý giải hiện tượng xác chết có thể di chuyển

Chính vì sự suy giảm ATP ở các nhóm cơ khiến chúng có xu hướng co lại hoặc dãn ra. Máu còn tồn đọng ở bên tỏng cơ thể sẽ bị dồn xuống và đẩy hơi lên phía trên. Cộng với sự co dãn của các bó cơ khiến cho cơ thể trông như đang động đậy. Một số trường hợp suy giảm phân tử diễn ra quá nhanh sẽ khiến cơ bị co rút lại và khiến thi hài bật dậy. Đây chính là hiện tượng quỷ nhập trang mà mọi người hay đồn đại.

Buộc tay chân người mất lại trước khi đắp chiếu là một trong những cách giúp cơ thể không bị co quắp lại tránh khiến người khác sợ hãi. Đồng thời cũng tránh được trường hợp người chết đã cứng lạnh người hoặc co rúm không bỏ lọt áo quan. Và khi làm lễ khâm niệm nhập quan, đưa thi thể vào quan tài vừa vặn thì tất cả các dây buộc tay, buộc chân, buộc vai... sẽ được cắt bỏ.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao người chết phải đắp chiếu che mặt?

Qua những chia sẻ trên từ Tháp Long Thọ, hy vọng đã giúp bạn hiểu được tại sao người chết phải buộc tay chân. Song, hiện tượng quỷ nhập tràng đã được giải đáp bởi cơ sở khoa học. Chúng ta chỉ nên giữ gìn nét đẹp văn hóa tâm linh của các tập tục xưa chứ không nên mê tín dị đoan và quá phụ thuộc vào nó nhé!