Tang lễ

Lễ nhập quan là gì và những nghi thức cần thực hiện

lễ nhập quan và những nghi thức cần thực hiện

Lễ nhập quan là một nghi thức trọng đại trong đám tang, ma chay của người Việt. Vậy, ý nghĩa của lễ nhập quan là gì và những việc nào cần thực hiện khi cho người mất nhập quan? Tháp Long Thọ mời bạn đọc xem qua bài viết sau để biết thêm chi tiết!

Lễ nhập quan là gì?

Nghi thức nhập quan là nghi thức quan trọng nhất trong suốt quá trình tổ chức tang lễ. Sau khi tiến hành lễ phạt mộc, người đã khuất sẽ được đặt vào áo quan (quan tài) và đậy kín nắp . Lễ phạt mộc sẽ giúp xua đuổi tà ma ẩn bên trong áo quan đi ra ngoài. Giúp thân xác người mất được yên nghỉ mà không bị ma quỷ quấy phá.

Không chỉ là một nghi thức quan trọng, lễ nhập quan còn mang một số ý nghĩa trọng đại như:

  • Thể hiện sự tôn kính đối với người đã khuất, đây là dịp để gia đình, người thân và bạn bè bày tỏ lòng thành kính, tiếc thương người đã khuất.
  • Giúp linh hồn người đã khuất được thanh thản: Theo quan niệm dân gian, lễ nhập quan giúp linh hồn người đã khuất được thanh thản, dễ dàng siêu thoát.
  • Mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc: Lễ nhập quan thể hiện niềm tin vào thế giới tâm linh, vào sự tồn tại của kiếp sau. Nghi thức này giúp gia quyến nguôi ngoai nỗi buồn, an ủi linh hồn người đã khuất và cầu mong cho họ được siêu thoát.

lễ nhập quan là gì

Thông thường, trước khi đặt thi thể vào áo quan thì gia quyến sẽ rải một lớp trà hoặc gạo bên dưới. Mục đích của việc làm này chính là giữ thi thể luôn được khô ráo, sạch sẽ và hạn chế mùi hôi trong suốt quá trình làm lễ. Ngoài ra, người thân còn cần chuẩn bị một ít mền hoặc đệm lót lắp vào các khoảng trống trong quan tài để thi thể người mất không bị xê dịch khi vận chuyển.

Sau khi hoàn tất việc nhập quan thì nắp quan tài sẽ được đóng lại tuy nhiên không đóng cố định. Quan tài lúc này sẽ được khiêng đến vị trí thờ, dân gian vẫn thường gọi hành động này là lễ động quan.

Những việc cần thực hiện trong lễ nhập quan

Lễ nhập quan bao gồm 5 công việc chính là chuẩn bị áo quan, khâm liệm, phục hồn, nhập quan và cúng bái. Gia quyến của người mất phải làm đủ các bước như trên để nghi thức nhập quan diễn ra suông sẻ. Tránh trường hợp thiếu sót, chuẩn bị không kỹ càng sẽ khiến người mất không thể nhập qian được.

Chuẩn bi áo quan (quan tài)

Quan tài là một trong những vật không thể thiếu, ở các tỉnh thành miền Bắc thì chúng thường được làm bằng gỗ vàng tâm hoặc gỗ dổi. Hai loại gỗ này có đặc tính giữ sơn mài được bền, tốt và không bị bong tróc. Còn người dân miền Nam thì thường sử dụng gỗ trại, gỗ sao dê để làm quan tài.

Khi đóng áo quan gia đình phải đo theo kích cỡ thể xác của người đã mất để áo quan được vừa vặn, phù hợp. Tránh việc ước lượng bằng mắt hoặc đo đạc không kỹ càng, dẫn tới trường hợp áo quan nhỏ hơn cơ thể thì không thể nhập quan được.

Một điều lưu ý là quan tài thường được đặt trong nhà một thời gian để họ hàng, người thân đến phúng viếng. Chính vì thế mà các khe hở ở quan tài phải được lắp kín bằng sơn ta nhào với mùn cưa hoặc gạch non bóp nát. Như vậy sẽ ngăn nước bên trong thi thể chảy ra gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi người và sức khỏe, tâm lý của người thân trong gia đình.

Khâm, liệm

Quá trình khâm liệm người mất bao gồm đại liệm và tiểu liệm, tức là gói người chết hai lần. Tập quán từ xa xưa của nhân dân ta là thực hiện quá trình khâm ở trên giường với miếng vải để dọc. Sau đó sẽ đến quá trình liệm là hạ thi thể người mất xuống đế và để miếng vải ngang. Tham khảo ngay: Liệm là gì? Lễ khâm liệm diễn ra như thế nào?

khâm liệm cho người mất trong lễ nhập quan

Phục hồn

Công việc này thường được những thầy tu lâu năm và có kinh nghiệm cúng kiếng trong đám ma thực hiện. Mục đích là để trình báo với thiên đình rằng trần gian có người quy tiên, xin phép được ghi tên vào sổ thiên tào.Sau khi khấn xong, thầy cầm dao chém một nhát sao cho chiếc thang cây chuối đứt làm đôi thì kết thúc lễ.

Nhập quan

Như đã chia sẻ, trước khi làm lễ nhập quan sẽ thực hiện lễ phạt mộc để xua đuổi tà ma. Việc này không chỉ giúp thân thể người đã mất được yên nghỉ mà còn giúp gia đình, thân nhân người đã khuất tránh được những tai họa giáng xuống. Sau đó sẽ tiến hành rải trà hoặc gạo bên trong quan tài để hút ẩm. Vậy là hoàn thành nghi thức nhập quan cho người mất.

thực hiện lễ nhập quan cho người đã mất

Một yếu tố quan trọng trong nghi thức nhập quan chính là giờ nhập quan. Thời gian nhập quan thích hợp nhất cho mỗi người là tùy theo con giáp trong tuổi của họ. Bạn có thể xem bảng giờ nhập quan dưới đây để biết thêm chi tiết:

Ngày

Giờ nhập quan

Sửu, Dần, Mão, Thân, Dậu

Sửu

Dần, Mão, Ngọ, Thân, Dậu

Dần

Tí, Dần, Mão, Ngọ, Thân, Dậu

Mão

Tí, Sửu, Ngọ, Mùi, Hợi

Thìn

Sửu, Dần, Ngọ, Mùi, Thân

Tỵ

Sửu, Dần, Mão, Mùi, Ngọ, Thân

Ngọ

Dần, Mão, Mùi, Thân, Dậu

Mùi

Mão, Dậu, Hợi

Thân

Tí, Ngọ, Dậu

Dậu

Tí, Hợi, Sửu, Mùi

Tuất

Tí, Sửu, Dần, Mão, Hợi

Hợi

Tí, Sửu, Dần, Mão, Mùi, Thân

Cúng bái

Cúng bái là nghi thức quan trọng trong lễ nhập quan, thể hiện lòng thành kính đối với người đã khuất và cầu mong linh hồn họ được thanh thản. Mâm cúng trong lễ thường sẽ cúng đồ chay và chuẩn bị đầy đủ lư hương, đèn cầy bái quan và nhang để người đến viếng thắp hương. Đại diện gia đình (thường là trưởng nam) thắp hương, dâng nước và đọc lời cúng.

Trong quá trình thực hiện lễ nhập quan, thân nhân của người mất cần phải đọc vài văn khấn để vong linh được tĩnh tâm, xóa bỏ hận thù tại thế và sớm được luân hồi. Đồng thời bài văn khấn sẽ giúp hóa giải âm binh, cô hồn trong nhà bị kéo đến do trong gia đạo có người mất. Sau khi đọc bài lễ khấn thì bạn lập một bát hương trước đầu quan tài và thắp nhang để người mất được hưởng.

Tải trọn bộ Văn khấn lễ nhập quan tại đây.

Những điều kiêng kỵ khi làm lễ nhập quan

Nghi thức nhập quan có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Để quá trình nhập quan diễn ra thuận lợi, người đã mất được an yên, ra đi nhẹ nhàng và thanh thản thì mọi người cần lưu ý một số điều trong tang lễ như sau:

  • Khi đặt thi thể người mất vào trong quan tài chỉ được cầm 4 góc của vải liệm. Tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với thi thể người đã khuất.
  • Những người thân, khách viếng có tuổi kỵ với tuổi hoặc giờ mất của người chết cần tránh mặt ở vị trí khác. Điều này sẽ giúp tránh đem vận xui, vận rủi, sự tang thương có thể xảy ra trong tương lai.
  • Trong quá trình nhập quan, con cháu không nên khóc. Bởi người ta quan niệm rằng nếu khóc sẽ khiến cho người chết không được ra đi thanh thản.
  • Sau khi nhập quan, trên quan tài người mất luôn phải được đốt nến sáng bất kể ngày đêm. Đối với người mất là nam thì thắp 7 cây, nữ mất thì thắp 9 cây đèn lễ.
  • Những vật dụng của người đã khuất nên được đem đi đốt hoặc thả trôi song. Không nên giữ lại những vật dụng này, đặc biệt là những món đồ mà người mất lúc sinh thời cực kỳ yêu quý.

những điều kiêng kỵ khi thực hiện lễ nhập quan

Mong là thông qua bài viết này, Tháp Long Thọ đã giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa cũng như những việc nên làm trong lễ nhập quan. Lễ nhập quan là một nghi thức quan trọng cần phải có trong đám tang người đã khuất. Thân nhân nên cực kỳ lưu ý và né những điều kiêng kỵ khi làm lễ để người chết được yên lòng và không làm ảnh hưởng đến vận hạn của người sống. Chúc mọi người luôn được bình an, hạnh phúc!