Kinh Vu Lan báo hiếu là bài kinh dạy về đạo hiếu thảo với cha mẹ theo truyền thống Phật Giáo. Mùa Vu Lan vào rằm tháng bảy âm lịch mỗi năm là thời điểm kinh Vu Lan được tụng trì nhiều nhất. Đây là cách để những người con thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đến với mẹ cha. Trong bài viết hôm nay, Tháp Long Thọ sẽ mang đến cho bạn ý nghĩa và cách tụng kinh Vu Lan báo hiếu. Mời bạn đọc xem qua!
Giới thiệu Kinh Vu Lan
Kinh Vu Lan là tên gọi tắt của Kinh Vu Lan kinh báo ân cha mẹ bao gồm 3 phần: phần dẫn nhập, phần chánh kinh và phần hồi hướng. Kinh Vu Lan báo hiếu thường được tụng trong suốt tháng 7 âm lịch. Đây là dịp lễ Vu Lan hay còn gọi là tháng báo hiếu mẹ cha của những người con Phật tử. Ngoài ra, nghi thức tụng kinh Vu Lan có thể diễn ra trong những dịp mừng thọ ông bà, cha mẹ hay trong các nghi thức cầu siêu cho người đã mất. Đây là cách để hồi hướng và tích lũy công đức, báo hiếu cho cha mẹ, ông bà.

Nghi thức tụng kinh Vu Lan có tính đa dạng, vì vậy khi tụng niệm phải chọn đúng bài sám nguyên có nội dung phù hợp. Tụng kinh Vu Lan có thể khiến người con khơi dậy tình yêu thương, lòng biết ơn đến với đấng sinh thành.
Dù không ai biết khởi nguồn của kinh báo hiếu có từ bao giờ. Nhưng với nội dung bài kinh mang tính giáo lý sâu sắc, dạy về đạo làm con sao cho tròn chữ hiếu. Kinh Vu Lan vẫn được rất nhiều Phật tử kiên trì tụng niệm và mong phước lành sẽ luôn đến với cha mẹ và người thân của mình.
Xem thêm: Những bài thơ hay về lễ Vu Lan báo hiếu
Ý nghĩa kinh Vu Lan báo hiếu
Tinh thần và ý nghĩa lớn nhất của kinh Vu Lan chính là tháo dỡ những nguy khổ, khốn cùng của nhân loại. Chúng ta có thể tụng trì kinh Vu Lan mỗi ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ. Ngoài ra, đây cũng là cách để truyền dạy truyền thống hiếu đạo cho con cháu sau này.
Trên tinh thần của Phật giáo, tùy theo nghiệp quả thiện ác của mỗi người mà họ sẽ sinh vào cảnh giới lành hay dữ. Do đó nếu sinh vào đường bị đày xuống địa ngục, thành ngã quỷ hay đầu thai thành súc sinh. Chúng ta sẽ phải chịu đày đọa và đau khổ rất nhiều năm sau đó. Chính vì vậy việc tụng kinh Vu Lan vào những dịp cầu siêu cho người thân mang ý nghĩa quan trọng. Giúp người thân tránh rơi vào vòng luân hồi đau khổ, sớm siêu sinh về miền cực lạc.

Nói thêm một chút về lễ Vu Lan vào tháng 7 âm lịch hàng năm khởi nguồn từ sự tích về Mục Kiều Liên. Mục Kiều Liên sau khi tu luyện và học được phép thần vẫn không ngừng nhớ đến mẹ mình. Ông dùng phép thần đã học được và tìm kiếm mẹ mình dưới âm ti. Ông bàng hoàng nhận ra mẹ mình sau khi mất đã bị đày xuống địa ngục trở thành quỷ đói. Do lúc sinh thời bà làm nhiều điều ác, khi mất đi vẫn không trở nên lương thiện. Mục Kiều Liên thương xót mẹ vô cùng nên đã nhờ đức Phật chỉ dạy.
Đức Phật dạy rằng chỉ có sự hợp sức của chúng tăng vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm – khi mà mùa an cư kiết hạ kết thúc. Chỉ cần chúng Phật tử phát tâm tự nguyện đến chùa cúng dường, tụng kinh, niệm Phật. Thì khi đó những người quá cố sẽ được hưởng công đức của người trên trần gian. Từ đó hồi hướng, giúp các vong linh tiêu trừ nghiệp quả, sớm thoát khỏi ba đường ác thăng lên cõi trên.
Cách tụng kinh Vu Lan báo hiếu cha mẹ
Nội dung của kinh Vu Lan mang ý nghĩa sâu sắc và nhiều đạo lý làm con, làm người. Chính vì vậy khi tụng, ta phải thực sự thành tâm và tha thiết, bày tỏ lòng biết ơn đến tri thức quý báu mà Phật dạy. Trước khi tụng Kinh Vu Lan, chúng ta nên tắm rửa sạch sẽ, giữa tâm thanh tịnh mặc y phục kín đáo, tôn kính. Dáng ngồi tụng phải trang nghiêm, giữ tư thế cân bằng, ngồi thẳng lưng kể cả lúc quỳ hay lúc ngồi.
Hãy lựa chọn cho mình một không gian thật yên ắng, thanh tịnh, tránh phát tâm nóng giận. Miệng đọc kinh với âm thanh nhỏ, vừa đủ nghe và đọc chính xác theo lời kinh đã ghi. Bạn có thể ngồi trước bàn thờ Phật hoặc bàn thờ tổ tiên trong nhà để tụng kinh Vu Lan. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an yên trong tâm và tích lũy được nhiều công đức.

Khi tụng niệm hãy chú tâm vào từng câu, từng chữ trong lời kinh dạy. Từ đó chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn, thực hành lời Phật dạy trong chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có một lời khuyên cho quý Phật tử là hãy đến chùa để tụng kinh trong mùa Vu Lan báo hiếu. Chùa là nơi trang nghiêm và có sự bình an nhất. Vì thế khi tụng niệm chúng ta sẽ không bị làm phiền và chú tâm hơn vào từng lời kinh. Nhờ đó mà có thể thấm nhuần hơn những lời kinh thâm sâu và vi diệu của kinh Phật.
Trí tuệ của chúng ta sẽ ngày càng sáng suốt, thanh lọc thân tâm, loại bỏ tham sân si và nghiệp chướng. Hướng đến lòng từ bi, tình yêu vô điều kiện cho cha mẹ, ông bà, người thân.
Các dạng kinh Vu Lan báo hiếu phổ biến
Ngoài việc đọc kinh Vu Lan, các Phật tử còn hay áp dụng hình thức nghe kinh. Đây là một trong những cách giúp bạn có thể học thuộc lời kinh tốt hơn bằng bản thu âm tiếng niệm kinh của những cao tăng. Bạn có thể vừa kết hợp với hình thức đọc và nghe kinh cùng một lúc để tăng khả năng cảm nhận từng lời Phật dạy. Từ đó giúp gột rửa tâm thanh tịnh, mang đến cảm giác bình yên hơn trong cuộc sống.
Đọc kinh Vu Lan
Như đã nói phía trên, kinh Vu Lan gồm có 3 phần: phần dẫn nhập, phần chánh kinh và phần hồi hướng. Mỗi một phần đều có nội dung, cách vái lạy cũng như ý nghĩa khác nhau. Chính vì thế bạn có thể đọc trì chú kinh Vu Lan mỗi ngày để hiểu thêm về ý nghĩa sâu sắc lời Phật dạy trong kinh.
Tải trọn bộ: Kinh Vu Lan báo hiếu tại đây.
Nghe kinh Vu Lan
Kinh Vu Lan còn được thu âm thành nhiều bản đọc tụng khác nhau bởi các sư thầy tại chùa. Nếu không có thời gian hoặc không gian thích hợp để tụng kinh. Bạn hoàn toàn có thể mở file ghi âm kinh Vu Lan để nghe vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Lưu ý khi nghe kinh bạn nên thực sự tập trung và lắng nghe từng lời kinh để có thể hiểu sâu hơn và áp dụng lời dạy của Phật vào cuộc sống hàng ngày nhé! Một số link nghe Kinh Vu Lan mà bạn có thể tham khảo:
Kinh Vu Lan và mùa báo hiếu đã và đang tiếp tục lan rộng đạo đức và chữ hiếu, đạo lý làm người, làm con đến với tất cả mọi người. Hãy luôn tụng kinh Vu Lan mỗi ngày để tích lũy thêm nhiều công đức cho bản thân, gia đình và người thân xung quanh nữa nhé! Tháp Long Thọ chúc mọi người có một mùa Vu Lan báo hiếu thật vui vẻ và hạnh phúc.