Tang lễ

Cúng rằm tháng giêng cần chuẩn bị những gì để may mắn cả năm

mâm cỗ cúng rằm tháng giêng

Rằm tháng giêng là ngày quan trọng, việc cúng rằm tháng giêng mang nhiều ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của người Việt. Cùng Tháp Long Thọ tìm hiểu về ngày rằm tháng giêng, những điều nên làm trong ngày này để may mắn, an lành cả năm nhé.

Rằm tháng giêng tức ngày 15/1 âm lịch, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu với “nguyên” là đầu tiên, “tiêu” là đêm. 

Rằm tháng giêng là ngày rất quan trọng với người dân các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam ta. Bởi ông bà ta quan niệm: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng – Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. 

rằm tháng giếng là ngày gì

Vì vậy, cúng rằm tháng giêng cũng mang nhiều ý nghĩa lớn đối với đời sống mỗi gia đình và thường được các gia đình chuẩn bị kĩ, đầy đủ nhằm cầu mong một năm ấm no, mọi điều tốt lành.

Nên làm gì khi cúng rằm tháng giêng?

Để việc cúng rằm tháng giêng được diễn ra thuận lợi cũng như đem lại nhiều may mắn cho gia đình, bạn nên thực hiện những điều sau:

Cúng vào ngày chính rằm

Nhiều gia đình vì bận rộn hoặc vì lí do cá nhân nên thường cúng rằm tháng giêng sớm, rơi vào các ngày 13 hoặc 14 âm lịch. Tuy nhiên các chuyên gia phong thủy cho rằng đây là việc không nên. Gia đình nên sắp xếp cúng vào đúng ngày chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch, không nên cúng quá sớm hoặc quá muộn. Giờ Ngọ được xem là giờ chuẩn để thực hiện lễ cúng.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng

Mâm cỗ để cúng vào rằm tháng giêng vô cùng quan trọng vì ngày này được cho rằng là thời điểm Phật giáng trần, khác biệt so với các ngày rằm khác. Do vậy, gia đình nên chuẩn bị mâm lễ cúng chu đáo, đầy đủ, gồm mâm lễ cúng Phật, mâm lễ cúng gia tiên trong nhà.

Chuẩn bị hoa tươi dâng lễ

Hoa tươi dâng lễ cúng rằm tháng giêng là điều không thể thiếu. Các loại hoa thường được chọn là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng,…

Gia đình nên chú ý không dùng hoa giả, quả giả để dâng bàn thờ Phật cũng như không dùng những vật phẩm dùng chung, đã được sử dụng để cúng. Những việc này sẽ khiến việc cúng rằm tháng giêng trở nên uế tạp, không thể hiện được lòng thành. 

đi chùa lễ phật vào ngày rằm tháng giêng

Phóng sinh

Phóng sinh là hoạt động thường thấy tại chùa vào ngày đầu năm. Nhiều gia đình khi đến chùa lễ Phật thường mua chim, cá, rùa thả phóng sinh, cầu sức khỏe, may mắn. Tuy nhiên cũng cần chú ý không phóng sinh ồ ạt, tạo cơ hội cho một vài đối tượng trục lợi từ việc này. Ngoài ra, việc phóng sinh cũng không nhất thiết phải thực hiện vào rằm tháng giêng, thuận duyên tùy tâm mà phóng sinh thì mới có ý nghĩa.

Đi chùa lễ Phật

Rằm tháng giêng không chỉ là Tết Nguyên Tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mà còn là ngày vía Thiên Quan. Do vậy để có thể giải trừ những tai ương trong năm cũ, cầu nguyện an lành và mọi điều tốt lành cho năm mới, gia đình nên đến chùa viếng Phật, thắp hương, cúng dường,…sau khi thực hiện lễ cúng tại nhà.

Để biết về cách thắp hương sao cho đúng, tránh phạm phải điều cấm kị, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau: Phong tục thắp hương trong đời sống tâm linh của người Việt.

Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng gồm những lễ vật gì?

Như đã đề cập ở trên, một trong những điều nên làm vào ngày rằm tháng giêng là chuẩn bị mâm lễ cúng Phật và gia tiên trong gia đình. Tháp Long Thọ gợi ý các lễ vật cần chuẩn bị như sau:

Mâm lễ cúng Phật ngày rằm tháng giêng

Đối với mâm lễ cúng Phật, gia đình nên lựa chọn đồ ăn chay để cúng vào ngày này. Có thể chuẩn bị từ 10, 12 cho đến 25 món, tuyệt đối không sát sanh, giết thịt đãi đàng vào ngày này. Ăn chay được xem như cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn đồng thời để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm.

mâm lễ cúng phật ngày rằm tháng giêng

Một số món ăn gia đình có thể chuẩn bị như: 

– Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò.

– Một đĩa xào chay tổng hợp.

– Hoa quả.

– Giò lụa chay.

– Nem chay rán.

– Đậu đũa luộc.

– Canh nấm/ Canh rau củ chay.

– Gỏi/ Nộm chay.

– Bánh trôi nước.

Nhìn chung, mâm lễ cúng Phật chủ yếu gồm hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào,… Đặc biệt, bánh trôi nước được thêm vào mâm lễ vật với ý nghĩa cầu mong mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Ngoài ra, gia đình có thể sắp xếp các món ăn với màu sắc tượng trưng cho ngũ hành như màu đỏ – hành hỏa, xanh – hành mộc, đen – hành thổ, trắng – hành thủy, vàng – hành kim.

Mâm lễ cúng gia tiên ngày rằm tháng giêng

Khác với mâm cỗ cúng Phật, gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên là thức ăn mặn, bao gồm các món như: 

– Gà luộc.

– Xôi đỗ hoặc bánh chưng.

– Canh măng xương/ Canh của quả nấu xương/ Canh miến thịt.

– Đĩa thịt xào tổng hợp.

– Chả giò.

– Nem rán.

– Đĩa nộm/ hành muối.

mâm lễ cúng gia tiên ngày rằm tháng giêng

Mỗi một món ăn trên mâm lễ vật đều mang những ý nghĩa riêng như bánh chưng thể hiện sự sinh sôi nảy nở của muôn loài, thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Hay như đôi chân giò thể hiện sự sung túc, ấm no, có đôi có cặp. chân giò có thể được thay bằng giò chả. 

Nhìn chung thì mâm cỗ mặn cúng gia tiên nên có đầy đủ các vị, vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, chua của dưa hành, ngọt của bánh để tạo nên mâm cổ đủ đầy. Ngoài ra, gia đình đừng quên bát cơm trên mâm cỗ, món khá quan trọng thể hiện sự quý trọng lương thực, coi trọng nghề nông mà cha anh ta bao đời qua đã vất vả làm nên. 

Văn khấn cúng rằm tháng giêng

Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng rằm tháng giêng, gia đình có thể chuẩn bị thêm rượu trắng, trầu cau, đèn nến, hương hoa vàng mà và bài văn khấn để đọc đọc khi thực hiện lễ cúng. Tháp Long Thọ xin chia sẻ đến bạn bài văn khấn rằm tháng giêng như sau:

văn khấn cúng rằm tháng giêng

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

– Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……….

Ngụ tại: ……….

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm … gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ ………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Rằm tháng giêng được xem như ngày rằm lớn, mỗi gia đình do vậy đều chuẩn bị rất chu đáo và thịnh soạn để cúng Phật, cúng gia tiên. Qua đó họ gửi gắm niềm tin, ước mong về một năm may mắn, an lành, hanh thông,… Với những thông tin mà Tháp Long Thọ chia sẻ như trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị lễ vật thực hiện cúng rằm tháng giêng.