Cải táng là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam ta, gắn liền với đời sống tinh thần. Cải táng là gì, khi nào nên cải tảng và cần chuẩn bị gì để cải táng,… Tất cả sẽ được giải mã tại bài viết sau đây của Tháp Long Thọ.
Cải táng là gì?
Cải táng mộ là việc vô cùng quan trọng, là việc cuối cùng mà người đã sống có thể làm cho người đã khuất. Đây là một trong những tập tục của người Việt Nam từ bao đời nay nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với người đã khuất trong gia đình, mong muốn người thân sẽ có cuộc sống tốt đẹp ở thế giới khác.
Hiểu một cách đơn giản, cải táng mộ chính là việc gia đình người đã mất sẽ bốc mộ, sang cát mồ mả, quy tập phần mộ của người đã mất đến một nơi mới.
Tại sao phải cải táng?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gia đình người đã khuất tiến hành việc cải táng mồ mả, một vài lí do có thể kể đến như sau:
- Khi ông bà cha mẹ hoặc người thân mất, gia đình không có tiền chôn cất đàng hoàng nên đóng tạm ván gỗ xấu, đợi đến thời gian thì cải táng để tránh hư hại đến di hài.
- Đất đai nơi phần mộ của người đã mất có mối kiến, ngập lụt nên cần cải táng.
- Theo nhiều yếu tố về mặt tâm linh cho rằng trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, người nhà thường xuyên đau ốm, cây cối trên mộ khô héo, phần đất đai bị sụt là do nơi chôn cất có vấn đề, phải cải táng mộ sang nơi khác.
Gia đình mong muốn thay đổi vận mệnh tốt hơn, mong cầu công danh phú quý nên cải táng phần mộ người thân sang khu vực khác để thay đổi vận khí.
Khi nào nên cải táng?
Vậy khi nào nên cải táng? Sau khi người đã mất được 3 năm, cũng là lúc người thân trong gia đình hoàn toàn hết để tang thì có thể tiến hành việc cải táng. Tuy nhiên, do sự khác biệt về môi trường địa lý, khí hậu, các hóa chất sử dụng trong đất mà sau 3 năm, phần thi thế vẫn chưa được phân hủy hoàn toàn. Nhiều gia đình sẽ đợi thời gian lâu hơn, có khi lên đến 7 năm để cải táng.
Một vài trường hợp khách quan cần phải bốc mộ đi khi thi thể chưa phân hủy hoàn toàn thì cần lưu ý sau khi tiến hành cải táng, lúc lắp mộ lại phải để công kênh cho không khí vào để thi thể sớm được phân hủy.
Tham khảo thêm: Xả tang là gì?
Những trường hợp không nên cải táng
Một vài trường hợp nếu gặp phải cần phải lập tức lấp lại ngay vì theo tập tục cải táng có 3 dấu hiệu nhận thấy phần mộ kết phát tốt đẹp, không cần cải táng:
- Khi thấy có rắn vàng tức long xà khí vật.
- Có dây tơ hồng quấn quýt khi mở quan tài.
- Hơi đất nơi chôn cất phần mộ ấm, trong huyệt khô không có nước hoặc nước đóng giọt như sữa.
Đây là những điềm tốt, phần mộ khi ấy được gọi là mộ kết – những ngôi mộ hấp thụ được linh khí của long mạch, đón nhận phúc trạch của âm phần. Việc tích tụ được những khí tốt lành này sẽ đem đến may mắn, tài lộc cho con cháu trong gia đình, gia đạo mọi bề suôn sẻ, hòa thuận, làm ăn khấm khá.
Cải táng cần chú ý những gì?
Việc cải táng vô cùng quan trọng, gia đình người đã mất cần chú ý một số điều quan trọng sau đây:
- Một, vùng đất được chọn để tiến hành huyệt mộ phải là đất mới, chưa từng bị đào xới. Nếu là vùng đồng bằng, đất phải mịn, xốp, thơm, đào sâu tới 6 – 7 cm đất phải đặc quánh có màu nâu đậm hoặc vàng nhạt. Nếu là vùng núi cao không nên chọn đất quá khô hoặc đất có màu vàng nhạt.
- Hai, lựa chọn huyệt đào phù hợp, đó phải là nơi mềm mịn, tươi xốp, màu mỡ. Tuyệt đối cấm kị không được đặt mộ trong trường hợp thấy đáy huyệt có mạch nước ngầm chảy xiết. Nếu có ít nước, nước trong suốt, không đục không mùi hôi tanh thì tốt nhưng cần chú ý dòng chảy không được quá xiết.
- Ba, khi chọn huyệt phải lựa chọn nơi rộng rãi, thoáng đãng, có hướng nhìn ra ao hồ, sông suối để đón không khí tươi mát, tránh tình trạng mộ đè lên mộ hoặc các phần mộ do thiếu đất, quá tải trầm trọng mà phải chen lấn nhau. Nếu diện tích đất quá hẹp thì ít nhất phải có được một khoảng trống nhỏ trước huyệt.
Cải táng thực hiện như thế nào?
Khi tiến hành việc cải táng cần phải thực hiện những điều sau:
Chọn ngày giờ tốt
Điều kiêng kị khi cải táng mộ là chọn ngày không thích hợp, do vậy cần lựa chọn những ngày tránh khắc với tuổi người chết:
- Tránh các ngày lục xung, lục hình, lục hại – được hiểu là việc 6 cặp đôi con giáp xung hại nhau, nếu kết hợp thì không mang lại điều tốt đẹp.
- Nên chọn những ngày ngũ hành là ngày tương sinh, tránh ngày tương khắc.
- Tránh các ngày trùng tang, trùng phục, tam tang, thọ tử,…
- Tránh các tháng hè nóng bức, nên chọn các tháng trong phạm vi từ cuối thu đến trước ngày Đông Chí của năm.
Ngoài ra cần chú ý chọn ngày giờ tránh xung khắc với tuổi người đã khuất và con trưởng cũng như các ngày có sao xấu. Một vài giả thuyết còn cho rằng việc bốc mộ phải tiến hành vào ban đêm, tránh việc xương cốt người đã khuất bị đen cũng như cho rằng việc vong hồn không tiếp xúc với ánh sáng.
Chuẩn bị vật dụng
Việc cần làm đầu tiên là chọn tiểu và quách, tiểu là nơi đặt hài cốt vào trong đó còn quách là lớp áo ngoài bao bọc tiểu. Tùy vào kinh tế của từng gia đình mà chọn lựa quách làm từ sành, sứ, gỗ,…
Ngoài ra còn cần chuẩn bị thêm các vật dụng sau: một tấm bạt che, đèn để chiếu sáng, 1 tấm vải đỏ, rượu, một chiếc chậu rửa xương, khăn lau, ni lông hay tấm bìa trải để đựng xương, một chiếc rổ to, đun nhiều nước ngũ vị hương.
Tại nghĩa trang, trước khi tiến hành cải táng phải cúng thổ thần. Sắm lễ cúng thường là một 1 chiếc mũ, 1 bộ quần áo và 1 đôi ủng của Quan Thần Linh, một con ngựa, một nghìn vàng hoa màu đỏ, tiền giấy, trầu cau, vàng bạc, rượu, nén, gạo và muối.
Tiến hành việc cải táng
Sau khi chọn ngày giờ tốt và chuẩn bị đầy đủ vật dụng, việc cải táng sẽ được tiến hành theo các bước sau:
- Trước hôm cải táng phải làm lễ cáo vong và các gia tiên.
Ngày cải táng lại phải làm lễ khấn thổ thần nơi mồ xin đào lên và cúng thổ thần nơi sắp đem chôn lại. - Sau khi đào đất, cạy nắp quan tài, thu lượm từng cái xương. Để tránh trường hợp bỏ xót những mẩu, đốt xương ngón tay, chân gia quyến luôn phải thực hiện đầy đủ và cẩn thận nghi thức nhập quan và lúc liệm.
- Khi lượm, rửa xương, phải kiêng, giữ không để cho ánh mặt trời soi vào.
- Xương được rửa sạch, xếp gọn vào tiểu sành, rải nước ngũ hương, phủ giấy tráng kim, đậy nắp tiểu. Việc thu nhặt xếp xương vào hũ sành gọi là sang tiểu – ý nói đợi đến chết cũng chưa làm được, tức là rất tỉ mỉ, chi ly. Nhà giàu sang sẽ gói bọc xương bằng gấm vóc như liệm lúc mới chết và ngoài tiểu sành sẽ có quách bằng gỗ quý, sơn son trang trọng.
- Áo quan cũ được tháo gỡ thay thế bằng những tấm gỗ tốt dày dặn.
- Có thể đem áo quan cũ còn tốt về dùng làm cầu, chuồng trâu chuồng ngựa hoặc khi có ai đau tức thì lấy mảnh ván quan tài đốt rồi để gầm giường nằm sẽ khỏi ngay.
- Đem táng nơi khác (nơi đất chỗ khác đã chọn). Không bao giờ lại táng luôn nơi cũ.
- Ngày cải táng, con cháu lại phải để tang một lần nữa.
- Cải táng xong, gia đình về làm lễ cúng vong và gia tiên.
- Sau khi cải táng, mới được thỉnh lư hương và thân chủ sang nhà thờ chung với tổ tiên, nếu không muốn thờ riêng như trước.
- Khi “hung táng”, mộ đắp hình chữ nhật theo chiều đặt quan tài lúc hạ xuống, khi “cải táng” thì đắp tròn gọn hơn, nếu không xây đắp hoa mỹ.
Cải táng là một việc vô cùng quan trọng và đôi khi có hơi phức tạp. Hiểu rõ về việc cải táng sẽ giúp gia đình có thể chuẩn bị chu đáo và tốt nhất cho người đã khuất cũng như tránh ảnh hưởng đến cuộc sống về sau. Hi vọng qua bài viết này Tháp Long Thọ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tập tục cải táng. Ngoài ra nếu bạn quan tâm hũ đựng tro cốt hoặc quách để bảo quản tro cốt người mất lâu bền, hãy tham khảo các sản phẩm của Tháp Long Thọ hoặc liên hệ hotline 0888 000 700 để được nhân viên hỗ trợ nhé.